Phát biểu tại hội nghị, Cục Thú y cho rằng, nếu không tổ chức thực hiện việc kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa đã qua chế biến từ các nước vào Việt Nam sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế, có rủi ro cao về dịch bệnh, nguy cơ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi trong nước.
Cụ thể:
(i) Luật Thú y thế giới (OIE) đã quy định phải kiểm dịch. Tại điều 8.8.20 quy định đối với sản phẩm thịt chế biến của động vật dễ bị nhiễm bệnh LMLM, cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải tổ chức kiểm soát theo chuỗi, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu bảo đảm sản phẩm thịt chế biến có nguồn gốc từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có bệnh LMLM, động vật được giết mổ từ cơ sở giết mổ đã được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra bảo đảm yêu cầu, động vật đã được kiểm tra trước, trong và sau giết mổ, sản phẩm thịt bảo đảm an toàn thực phẩm, phù hợp cho người tiêu dùng,…; Đối với sản phẩm sữa chế biến, Tổ chức OIE cũng quy định rất cụ thể về nội dung chứng nhận kiểm dịch đối với sữa và sản phẩm sữa trong thương mại quốc tế, với mục đích để kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao lây truyền qua sản phẩm sữa như bệnh LMLM, lao bò, sảy thai truyền nhiễm,… và cơ quan thú y có thẩm quyền của nước nhập khẩu yêu cầu sản phẩm sữa nhập khẩu phải được kiểm soát theo chuỗi, các lô hàng phải được kiểm tra và cấp chứng nhận kiểm dịch XK bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, phù hợp cho người tiêu dùng,…
(ii) Không phù hợp với biện pháp mà các nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng về yêu cầu kiểm dịch các sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến sử dụng làm thực phẩm có nguồn gốc từ VN. Cụ thể: Các nước tổ chức kiểm dịch, kiểm soát rất nghiêm ngặt các sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã qua chế biến của Việt Nam để xuất khẩu như đã nêu trên; ngược lại VN lại đề nghị bỏ việc kiểm dịch, kiểm soát các sản phẩm thịt, sữa, trứng chế biến từ các nước nhập khẩu vào VN. Thực tế, nhiều sản phẩm chế biến từ VN xuất sang các nước đang gặp rất nhiều khó khăn về hàng rào kiểm dịch. Mặt khác, trong suốt 3 năm qua, Cục Thú y đã trao đổi, đàm phán với hàng chục quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới để xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng chế biến sâu, nhưng các nước vẫn chưa cho phép nhập khẩu;
(iii) Nguy cơ cao các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật sẽ xâm nhiễm vào Việt Nam;
(iv) Sản phẩm thịt, trứng, sữa chế biến sẽ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, gây cạnh tranh giá cả với sản phẩm trong nước, ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn lại gặp khó khăn hơn, nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế;
(v) Các nước đang nhập khẩu các sản phẩm từ VN sẽ không cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến, nếu không được cơ quan thú y có thẩm quyền của VN tổ chức kiểm tra theo chuỗi, lấy mẫu xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch XK theo thông lệ quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người chăn nuôi trong nước, thực tế trong 10 tháng đầu năm 2018 chỉ tính nguyên Chi cục Thú y vùng VI thuộc Cục Thú y đã thực hiện kiểm soát theo chuỗi, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch XK sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến sử dụng để làm thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cụ thể: Xuất khẩu được 5.439 tấn sữa và sản phẩm sữa (gồm có: sữa đóng hộp, sữa bột nguyên liệu, sữa chua, sữa nước, pho mát,…) sang các nước; Xuất khẩu được 36.913 tấn mật ong và sữa ong chúa sang các nước; Xuất khẩu được gần 900 tấn thịt gà chế biến sang Nhật Bản…
Để có thêm ý kiến về việc kiểm dịch hoặc bỏ kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến, ngày 6/11/2018 Cục Thú y đã gửi công văn cho 39 đơn vị liên quan. Kết quả có 35/39 ý kiến đề nghị phải kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến (phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước hiện nay đang áp dụng nhằm kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm,…); Có 4/39 ý kiến đề nghị không kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến nhập khẩu, trong đó có ý kiến đề nghị bỏ kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa nhập khẩu nhưng vẫn phải kiểm dịch các sản phẩm này để XK.
PV
- chế biến sữa li>
- chế biến thịt lợn li>
- kiểm dịch li>
- chế biến trứng li>
- sản phẩm chế biến li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất