[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) 2 giai đoạn trong ao lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan để giảm những tác động bất lợi của môi trường.
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn
Mô hình được Trung tâm thực hiện tại Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống Thủy sản Thứ Sáu Biển (huyện An Biên) và Ba Hòn (huyện Kiên Lương). Đây là 2 khu vực nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Kiên Giang, gồm các huyện ven biển vùng U Minh Thượng và Tứ giác Long Xuyên.
Ông Mai Thanh Bình, Trưởng trại Thứ Sáu Biển cho biết, nuôi tôm 2 giai đoạn là bước cải tiến trong quy trình nuôi tôm công nghiệp, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, giai đoạn I, tôm giống cỡ post 11-12 được ương vèo trong ao (500 m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 100%, mật độ 600 con/ m2, thời gian 25 – 30 ngày. Sau đó, chuyển sang nuôi diện rộng trong giai đoạn II, ao (2.000 m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 50%, mật độ 150 con/ m2, thời gian nuôi đến thu hoạch 60 – 75 ngày.
“Ưu điểm của mô hình này là môi trường nuôi được kiểm soát, nhà che lưới lan hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng cao, hạn chế dịch hại, các ký chủ trung gian có thể mang mầm bệnh lây lan qua tôm nuôi. Đồng thời quản lý tốt lượng thức ăn (tránh dư thừa), tôm nuôi bị hao hụt thông qua hệ thống xi phon hằng ngày”, ông Bình đánh giá.
Kết quả, mô hình tại Thứ Sáu Biển tỷ lệ tôm nuôi sống đạt 80%, hệ số thức ăn cả 2 giai đoạn 1,38/kg tôm, cỡ tôm thu hoạch trung bình 37 con/kg, sản lượng 6,6 tấn tôm thương phẩm, giá bán 161.000 đ/kg, doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chí phí trực tiếp và khấu hao tài sản, còn lợi nhuận 450 triệu đồng, với tỷ suất lợi nhuận lên đến hơn 78%. Mô hình tại Ba Hòn cũng với quy mô diện tích và mức đầu tư tương tự, sản lượng thu hoạch đạt 6 tấn tôm thương phẩm (do tỷ lệ sống thấp hơn) nên mức lợi nhuận thấp hơn chút ít.
Theo đánh giá mô hình hiệu quả cao, giảm được rủi ro do thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra so với quy trình nuôi ao đất truyền thống. Nếu khai thác tốt, mô hình không chỉ giúp tăng năng suất, sản lượng mà còn tăng vụ nuôi trong năm (đạt 3 vụ/năm) trên cùng diện tích nuôi.
Tuy nhiên, mô hình có mức đầu tư ban đầu tương đối cao, do phải cải tạo, làm mới lại toàn bộ hệ thống nuôi, gồm: ao lắng, ao chứa, ao xử lý, ao sẵn sàng ao nuôi giai đoạn I và II. Hệ thống bơm rút nước đáy tránh cho bạt bị phồng gây thẩm thấu ngược. Bạt lót đáy loại HDPE dày 0,5 mm có giá khoảng 430.000 đồng/m2 (nhà sản xuất bảo hành 10 năm).
Ông Nguyễn Việt Bình, Phó chủ tịch UBND huyện An Biên cho biết, huyện đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó con tôm là đối tượng chính. Mô hình quảng canh tôm – lúa tuy phù hợp với với khả năng nguồn vốn, trình độ canh tác của người dân nhưng năng suất chỉ vài trăm kg/ha là đụng trần. Trong khi nuôi công nghiệp theo mô hình truyền thống lại quá nhiều rủi ro. Vì vậy, mô hình nuôi 2 giai đoạn trong ao có lót bạt và mái che là rất thích hợp, cần khuyến khích phát triển. “Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, rất cần có chính sách để ngân hàng vào cuộc hỗ trợ vốn vay cho nông dân đầu tư ban đầu”, ông Bình đề xuất.
Ông Nguyện Văn Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 80.000 tấn tôm nuôi (hiện nay là 56.000 tấn). Và chỉ có đầu tư nuôi công nghiệp công nghệ cao thì mới tăng nhanh về sản lượng được. “Riêng vùng chuyên canh thủy sản nước lợ thuộc huyện An Biên, An Minh là 4.000 ha, ngành sẽ quy hoạch lại để chuyển dần sang nuôi tôm công nghiệp. Trong đó, sẽ chú trọng đầu tư hạ tầng, điện lưới phục vụ sản xuất. Đồng thời đề xuất với tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư chuyển sang nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao để sớm đạt mục tiêu đề ra về tăng sản lượng tôm nuôi”, ông Tâm cam kết.
Gia Phú
- nuôi trồng thủy sản li>
- nuôi tôm li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất