[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Kiềng Sắt” là tên gọi do người Hrê đặt cho giống lợn bản địa duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Giống lợn này được nuôi chủ yếu ở 3 cộng đồng dân tộc Hrê, Cor và Ca Dong. Ngày trước, việc làm thịt lợn chỉ được thực hiện vào những dịp cúng, lễ. Mỗi lần như vậy, người dân thường chọn miếng thịt ngon và đem cúng Giàng (trời) trước tiên, rồi sau đó mới đem vào bếp để chế biến và ăn. Nhiều người còn gọi Kiềng Sắt là lợn “cúng Giàng”.
Lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu bởi ba cộng đồng người dân tộc Hre, Kor, Ca Dong, nhưng hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây. Lợn Kiềng Sắt có đặc điểm ngoại hình nổi bật là lông đen tuyền toàn thân, chân ngắn và nhỏ, thân ngắn và thon. Ưu điểm chính của lợn Kiềng Sắt là khả năng thích nghi cao với môi trường, tính chống chịu bệnh tốt, sử dụng được các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, chi phí đầu tư nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon… Cho đến nay, ở nhiều vùng của tỉnh Quảng Ngãi, người dân thuộc các dân tộc thiểu số vẫn chỉ nuôi và dùng lợn Kiềng Sắt để cúng vào các dịp lễ, tết khi thực hiện các nghi lễ và tập quán văn hoá. Thế nhưng, có thời điểm, tìm được giống lợn Kiềng Sắt thuần là điều rất khó khăn.
Ông Nguyễn Đình Tuấn (bên trái), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi bàn giao giống lợn Kiềng Sắt cho các hộ dân tham gia mô hình dự án
Việc Bảo tồn giống lợn Kiềng Sắt vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan đến bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc ít người trong tỉnh Quảng Ngãi và cũng là để gìn giữ một giống lợn quý. Tuy nhiên, trong thời gian dài, việc du nhập các giống lợn ngoại có năng suất cao và giống lai tạo là nguyên nhân chính làm cho giống lợn bản địa Kiềng Sắt có nguy cơ mất hẳn nguồn gen.
Với mục đích nghiên cứu, bảo tồn và nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhằm duy trì sự đa dạng sinh học vật nuôi, đồng thời tăng cường sử dụng tiềm năng của địa phương để phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn phù hơp với điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân, tạo sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của xã hội.Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện Dự án khuyến nông Quốc gia “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” (Dự án) do thạc sỹ Nguyễn Hữu Nguyên làm chủ nhiệm Dự án. Theo đó, Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm, từ năm 2021 – 2023, với tổng quy mô 600 con lợn Kiềng Sắt và 18 hộ dân tham gia tại 3 huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Mộ Đức.
Riêng trong năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình chăn chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm ở 3 vùng sinh thái khác nhau là huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Mộ Đức. Cụ thể, tại huyện Ba Tơ quy mô 25 con lợn Kiềng sắt với 2 hộ tham gia, huyện Sơn Hà quy mô 25 con với 2 hộ tham gia, huyện Mộ Đức quy mô 90 con với 2 hộ tham gia. Con giống lợn Kiềng Sắt có xuất xứ từ đàn giống nuôi bảo tồn tại Trại thực nghiệm của Trung tâm ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, trọng lượng bình quân 5kg/con, lợn giống khỏe mạnh và được Tổ bình tuyển của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi kiểm tra trước khi bàn giao cho các hộ chăn nuôi.
Lợn Kiềng Sắt dễ nuôi, chống chịu bệnh dịch tốt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau
Qua theo dõi mô hình nhận thấy, lợn Kiềng Sắt thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở cả 3 vùng sinh thái, đồng thời thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như, tại huyện Mộ Đức mặc dù chủ yếu sử dụng thức ăn tinh, ít thức ăn xanh nhưng lợn Kiềng Sắt vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Cùng thời gian nuôi (4 tháng), trọng lượng bình quân đạt 46,5 kg/con, hệ số tiêu tốn thức ăn 4,75. Trong khi tại huyện Ba Tơ, trọng lượng bình quân đạt 45 kg/con, hệ số tiêu tốn thức ăn 4,55; huyện Sơn Hà trọng lượng bình quân đạt 45,2 kg/con, hệ số tiêu tốn thức ăn 4,63.
Tổng trọng lượng lợn Kiềng Sắt trong mô hình đạt 466 kg, với giá bán 100.000 đồng/kg, tổng thu từ mô hình đạt 466 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) mô hình còn lãi gần 83 triệu đồng, bình quân mỗi con lợn Kiềng Sắt thương phẩm cho lãi 590.000 đồng.
Trong năm 2021, cùng với hoạt động xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cũng đã triển khai thực hiện các hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn Kiềng Sắt theo hướng an toàn sinh học cho các hộ dân trong và ngoài mô hình; Hội thảo, tham quan mô hình; Hội nghị sơ kết … nhằm tuyên truyền để nhân rộng mô hình từ đó khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi lợn bản địa, góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu ở tỉnh, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống.
Mạnh Hùng
- Kiềng sắt li>
- Giống lợn bản địa li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất