Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, kinh tế nước này khó tăng trưởng đột biến trong nửa đầu năm 2023 khi nhu cầu từ thị trường nước ngoài chưa phục hồi.
Kinh tế thế giới
Các thông tin công bố trong tuần vừa qua cho thấy kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn. FED đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 và nâng dự báo lạm phát của Mỹ. Trong khi đó, hoạt động kinh tế của Trung Quốc tháng 11/2022 chậm lại.
Tại Mỹ: Trong cuộc họp tháng 12/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023. Theo kịch bản dự báo trung tâm của FED, chỉ số lạm phát tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ tăng khoảng 5,6-5,8% trong năm 2022, hạ nhiệt còn 2,9-3,5% trong năm 2023, xuống 2,3-2,7% năm 2024 và khoảng 2,0-2,2% năm 2025. GDP của Mỹ được dự báo chỉ tăng 0,4-0,5% trong năm nay và tiếp tục tăng nhẹ 0,4-1,0% năm 2023. Tháng 9/2022, FED dự báo kinh tế Mỹ tăng 0,2% trong năm 2022 và 1,2% trong năm 2023.
FED hạ dự báo sau khi tiếp tục quyết định tăng lãi suất lần thứ 7. Theo đó, FED quyết định nâng lãi suất 50 điểm cơ bản và nâng phạm vi mục tiêu lên 4,25%-4,5%, mức cao nhất trong 15 năm. Mức tăng lần này nhẹ hơn 4 đợt tăng 75 điểm cơ bản trước đó nhờ dấu hiệu cho thấy tiến triển trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo Bộ Lao động Mỹ, tháng 11/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức 7,7% của tháng 10/2022. Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống dưới mức cao nhất là 9,1% vào tháng 6/2022, nhưng vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của FED.
Trung Quốc: Hoạt động kinh tế của Trung Quốc chậm hơn trong tháng 11/2022 trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ nước này tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ tháng 11/2022 của nước này giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2021, giảm mạnh hơn so với mức dự báo giảm 3,6% và mức giảm 0,5% của tháng trước đó. Trong khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp chậm lại, tăng 2,2% so với mức tăng 5% của tháng 10/2022, thấp hơn mức dự báo 3,5%.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 11/2022 đã tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. So với tháng trước, CPI tháng 11/2022 của Trung Quốc giảm 0,2% so với tháng 10/2022 do bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch Covid19 và yếu tố mùa vụ. Trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, Trung Quốc đã phát đi thông điệp sớm từ bỏ chính sách “Zero- COVID”. Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế phục hồi chưa vững chắc, kinh tế Trung Quốc khó tăng trưởng đột biến trong nửa đầu năm 2023 khi nhu cầu từ thị trường nước ngoài chưa phục hồi.
Tại châu Âu: Theo Eurostat, tháng 10/2022, sản lượng công nghiệp hàng tháng ở khu vực đồng Euro và Liên minh châu Âu (EU) giảm lần lượt là 2,0% và 1,9% so với tháng 9/2022, cao hơn so với mức dự báo giảm sản lượng 1,5% ở khu vực đồng Euro. So với tháng 10 năm 2021, Sản lượng công nghiệp ở khu vực đồng Euro tăng 3,4% và tăng 3,7% tại EU.
Trong khi đó, Chỉ số ZEW về Tâm lý kinh tế của Eurozone đã cải thiện ở mức âm 23,6 trong tháng 12/2022 từ mức âm 38,7 trong tháng trước, tốt hơn so với dự báo âm 25,7. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2022, nhờ sự ổn định tạm thời trên thị trường năng lượng và lạm phát dự kiến sẽ giảm trong những tháng tới. Đồng thời, Chỉ số về tình hình kinh tế hiện tại tăng 7,7 điểm lên âm 57,4, trong khi kỳ vọng lạm phát giảm 27,1 điểm xuống âm 79,3 điểm.
Kinh tế trong nước
Trong Ấn bản bổ sung định kỳ của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2022 công bố ngày 14/12/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay, từ mức 6,5% trong dự báo hồi tháng 9. Lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 3,5%, thấp hơn dự báo 3,8% trong báo cáo trước đó. Theo ADB, kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng tăng, bao gồm các dấu hiệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa có xu hướng giảm. Vì vậy, năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo điều chỉnh xuống còn 6,3% (dự báo tháng 9 là 6,7%), trong khi lạm phát được dự báo tăng từ mức 4,0% lên mức 4,5%.
Năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn ổn định nhờ nhu cầu trong nước phục hồi sau đại dịch và cầu nước ngoài tăng. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phá vỡ kỷ lục thiết lập trong năm 2021. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2022. tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt mốc 700 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 600 tỷ USD của năm 2021.
Tuy nhiên, năm 2023, kinh tế trong nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi cả cầu trong và ngoài nước chậm lại. Tại thị trường trong nước, sau khi phục hồi mạnh từ mức nền thấp của năm 2021 do tác động của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ chậm lại dưới tác động của lạm phát và thu nhập bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất chậm lại. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã bị tác động rõ rệt kể từ các tháng cuối năm 2022, xu hướng này sẽ kéo dài cho đến ít nhất nửa đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, lãi suất đứng ở mức cao sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nền kinh tế. Sau một thời gian tăng lãi suất, một vài tuần gần đây cuộc đua lãi suất trên thị trường tài chính đã hạ nhiệt, nhưng mặt bằng lãi suất đã ở mức cao. Hiện có ngân hàng đã chào mức lãi suất huy động lên đến 12,7%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng, còn nếu gửi từ 13 tháng lãi suất lên đến 12,5%/năm. Lãi suất huy động ở mức cao sẽ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường bị đẩy lên cao.
Nguồn: Bản tin Thông tin thương mại, số ra ngày 19/12/2022
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
(Bộ Công thương)
- kinh tế thế giới li>
- Trung Quốc li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất