Lâm Đồng: Người Đạ Sar đưa trâu về nhà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Lâm Đồng: Người Đạ Sar đưa trâu về nhà

    Những bầy trâu lang thang trên đồi cỏ, cánh rừng ven núi, chui rúc giữa những khu vườn cà phê, con trâu đầu đàn hung dữ… là dấu ấn một thời của người K’Ho vùng Đạ Sar, huyện Lạc Dương với tập quán chăn thả trâu, bò tự do đã diễn ra từ nhiều đời. Hôm nay, những bầy trâu, bò đã quay trở về chuồng, mở ra một hướng chăn nuôi mới của người nông dân dưới chân núi Lang Biang.

    Trâu lai có vóc dáng to và dễ cho ăn

     

    BẦY TRÂU TỪ RỪNG VỀ NHÀ

     

    Anh Liêng Jrang Ha Khe Ly, nông dân Thôn 1, xã Đạ Sar đang chăm sóc chuồng trâu 15 con của gia đình. Những con trâu mẹ, trâu đực, nghé con tròn quay, chậm rãi nhai những bó cỏ khô được chủ thả trong chuồng. Anh Ha Khe Ly cho biết, cũng giống như ông bà ngày xưa, anh thả bầy trâu gần 100 con trong núi. Anh thừa nhận, bản thân anh cũng không biết chính xác trong rừng, bầy trâu nhà mình đã có bao nhiêu con. Nhưng gần đây, thấy nhiều hộ xung quanh, bà con đã làm chuồng, mang trâu bò về chăn tại vườn nhà, anh cũng làm chuồng và mang 15 con về nuôi.

     

    Thay vì đi lang thang trong rừng, bầy trâu của anh Ha Khe Ly được nuôi trong chuồng xây dựng bài bản, có máng thức ăn, nước uống, có khe thải phân, nước tiểu rất sạch sẽ. Và một vài trâu mẹ đã phối giống, đẻ ra nghé con. Có lẽ do chăn thả trong rừng, mang chút máu hoang dã, những con trâu đều to hơn trâu bình thường khá nhiều. Nghé con còn mang trên mình bộ lông rậm rạp, dấu ấn còn lại từ tổ tiên trâu rừng. Theo anh Ha Khe Ly, trên rừng trâu chỉ ăn cỏ, ít được chăm sóc nên dễ nuôi. Giờ về nhà, anh trồng thêm cỏ voi, lại mua cỏ khô nhập khẩu về cho ăn, cho thêm cả cám gạo, cám bắp nên trâu rất to, mập.

     

    Tương tự với anh Liêng Jrang Ha Khe Ly, ông Đơng Gur Ha Lang cũng có chuồng trâu với 8 trâu cái đang tuổi sinh sản, trâu đực và cả nghé tơ. Ông Đơng Gur Ha Lang cho biết, vốn có máu trâu rừng, những con trâu của bà con đều rất to, tới 500 – 600 kg/con. Trâu mẹ mang thai 9 tháng mới sinh và nghé con phải 3 năm mới trưởng thành, chậm hơn trâu bình thường. Bù lại, những con trâu to lớn, lượng thịt nhiều, rất được thương lái ưa thích. Hiện tại, sau 3 năm nuôi, một con trâu được bán với giá 40 triệu đồng, một món tiền không nhỏ. Vì vậy, ông Đơng Gur Ha Lang đã xây dựng một khu chuồng trại lớn, chuẩn bị đưa một nửa số trâu của gia đình còn đang thả trên rừng về. Ông Đơng Gur Ha Lang chia sẻ: “Nuôi trâu trên rừng không phải cho ăn nhưng cũng mất công, phải thường xuyên lên rừng kiếm trâu, cho ăn muối. Nếu không, trâu lạ chủ, thành trâu rừng hoang luôn. Đến lúc mình bán cũng khó, phải đi tìm, rồi vây bắt cũng mệt. Giờ nuôi trong chuồng, muốn bắt lúc nào cũng được”.

     

    THAY ĐỔI TẬP QUÁN CHĂN NUÔI

     

    Bà Liêng Jrang K’Sáu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Sar cho biết, nông dân Đạ Sar đã dần thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống. Thay vì chăn thả tự do, để trâu, bò đi lang thang trong rừng, tự kiếm ăn, giờ bà con đã làm chuồng, đưa trâu về nhà. Toàn xã hiện có 25 – 30 hộ đã làm chuồng, dần dần chuyển trâu, bò về nuôi cố định. “Chăn nuôi thả tự do như ngày xưa thì không phải kiếm thức ăn cho trâu nhưng bầy trâu thường đi lang thang, phá đồng ruộng của các hộ. Thêm nữa, vẫn phải thường xuyên lên rừng thăm trâu để trâu không quên chủ, tỉ lệ mất trâu cũng có xảy ra. Vì vậy, bà con dần mang trâu về nuôi cố định và chính quyền xã rất ủng hộ sự thay đổi này”, bà đánh giá.

     

    Theo bà K’Sáu, truyền thống chăn nuôi trâu, bò bán hoang dã được truyền từ lâu đời. Trong xã có hàng ngàn con trâu vẫn lang thang mỗi ngày trong núi. Để bà con yên tâm mang trâu về, xã hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cỏ, ủ các loại cỏ khô lên men để trâu có thức ăn. Bà cho biết, do trâu của bà con thuộc dạng trâu lai, có vóc dáng rất to nên thương lái rất thích, giá rất cao. Chỉ cần phối giống, trâu mẹ đẻ trâu con, nuôi 6 – 7 tháng là có giá 15 triệu đồng/nghé non. Vì vậy, bà con đã tích cực làm chuồng, mang trâu về nuôi cố định. Đây là bước thay đổi theo hướng tích cực của người nông dân và chính quyền xã hết sức ủng hộ.

     

    Bà K’Sáu cũng nhận xét, với giá trâu ổn định như hiện tại, bà con đã và đang tiếp tục mở rộng chuồng nuôi, mang hết trâu từ trên rừng về nhà, chăn nuôi theo hướng tập trung. Nhiều nông hộ đã xây dựng chuồng nuôi rất quy mô, có thể nuôi hàng trăm con trâu như gia đình ông Ha Lang. Thu nhập từ bán trâu, bán phân mang lại cho người nông dân một khoản thu ổn định. Những bầy trâu lang thang trở về chuồng đang trở thành xu thế mới của người chăn nuôi Đạ Sar.

     

    DIỆP QUỲNH

    Nguồn tin: Báo Lâm Đồng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.