Bên cạnh nỗi lo về giá cả, nghề nuôi vịt chạy đồng ở miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Trước thực trạng trên, ngành chức năng đang gấp rút tìm biện pháp tháo gỡ kịp thời, tránh trường hợp ngành chăn nuôi lại phải “giải cứu” thêm loài gia cầm phổ biến này.
Ghi nhận của PV Báo CAND tại các cánh đồng vùng biên giới huyện Tịnh Biên (An Giang), khi nơi đây vừa gặt xong vụ lúa Hè – Thu (vụ 2), trên các bờ đê dễ dàng bắt gặp cảnh các “du mục” dựng lều trông vịt chạy đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Tẹ (quê Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), hiện các cánh đồng lúa ở Hậu Giang chưa thu hoạch, trong khi đàn vịt trên 1.000 con của gia đình ông đến thời kỳ cho trứng nên ông và vợ phải “lùa đàn” lên tận Tịnh Biên để mua đồng. Tuy nhiên, năm nay nước lũ về sớm, các cánh đồng ngập hết, chỉ còn lại một ít diện tích là vịt có thể tìm mồi.
“Chắc vài ngày nữa phải chạy đồng khác, chứ ở đây thiếu thức ăn, năng suất đẻ trứng của đàn sẽ giảm, trong khi chi phí để chạy đồng sẽ đội lên cao. Mùa chạy đồng năm nay chắc chắn sẽ lỗ nặng”, ông Tẹ cho biết.
Cũng theo ông Tẹ, nếu như trước đây đàn vịt mỗi ngày đẻ khoảng 700-800 trứng, thu nhập sẽ ổn định, mặc dù giá trứng lúc bấy giờ chỉ ở mức 7.000-8.000đ/chục. Hiện giá trứng ở mức 15.000-16.000đ/chục nhưng người nuôi vẫn lỗ lã, nợ nần vì giá trứng tăng thì ít nhưng chi phí đầu tư nuôi, như: mua lúa, mua thức ăn hỗn hợp, mua đồng… để chạy vịt đều ở mức khá cao.
Nghề nuôi vịt chạy đồng ở miền Tây đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Quang Dư (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) cho biết, giờ đây mỗi ngày gia đình ông phải bỏ tiền túi ra 150.000 đồng bù lỗ cho đàn vịt đẻ 500 con.
“Trung bình thời điểm này nuôi khoảng 500 con vịt đẻ, mỗi ngày chi phí cho ăn mất 500.000 đồng, nếu vịt đẻ khoảng 300 trứng, cộng với giá bán như hiện nay thì mỗi ngày gia đình lỗ gần 150.000 đồng. Chưa hết, nuôi vịt đẻ sẽ dễ dàng lâm vào cảnh trắng tay vì dịch bệnh”, ông Dư cho biết.
Vịt đẻ thường nuôi theo hình thức chạy đồng, từ đồng này sang đồng khác để có nguồn thức ăn, chính vì thế mà việc lây lan mầm bệnh rất cao. Mặc dù đàn vịt đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo (như: cúm AH5N1, dịch tả, thương hàn..), nhưng cũng không thể tránh khỏi các loại dịch bệnh khác.
Từng là “cần câu cơm” của nhiều gia đình ở ĐBSCL, nhưng hiện nay nhiều hộ nuôi đã, đang bán đàn vịt để chuyển sang nghề khác.
Ông Trần Văn Hộ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) trầm buồn: “Nếu trứng được thương lái thu mua với giá trên 20.000đ/chục thì may ra người nuôi mới có lời chút ít. Nhưng năm nay giá trứng cầm chừng ở mức thấp, nhiều tháng liền chỉ từ 13.000 – 17.000đ/chục, nhiều hộ đã tính đến chuyện bỏ nghề. Gia đình tôi cũng chuẩn bị cắt đẻ để theo dõi tình hình. Nếu giá trứng tiếp tục ở mức thấp sẽ tìm người sang lại đàn rồi kiếm nghề khác làm ăn”.
Trứng vịt rẻ, nhiều hộ nuôi không trụ được, sang đàn thì không ai mua lại, còn bán vịt thịt thì càng lỗ. Theo tính toán, trung bình một con vịt từ khi thả nuôi đến bắt đầu đẻ trứng mất trên 3 tháng, chi phí đầu tư khoảng 60.000đ/con, trong khi giá vịt thịt bán ra chỉ tương đương. Do đó, nếu người nuôi đạt tỷ lệ đầu con thì coi như “hòa vốn”, còn nếu hao hụt thì cũng không tránh khỏi thua lỗ.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng Phòng NN&PNT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết, nghề nuôi vịt đẻ ở Phụng Hiệp gần đây giảm mạnh. Cách đây vài năm, khi trứng vịt ở mức 25.000-28.000đ/chục, nông dân ùn ùn chạy theo nuôi vịt rất nhiều.
Nhưng giờ đây khi giá trứng giảm, trong khi chi phí thức ăn cao nên người nuôi vịt bỏ nghề là tất yếu. Trước đây, trên địa bàn có 1.000 hộ nuôi, tổng đàn trên 1 triệu con (năm 2013), nhưng hiện nay do nhiều yếu tố tác động, toàn huyện chỉ còn 40 hộ nuôi, với khoảng 100.000 con, giảm rất nhiều so với trước.
Thời gian tới, với những hộ còn duy trì nghề nuôi vịt, ngành Nông nghiệp huyện sẽ tiếp sức thông qua việc triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu giống vịt mới, như: vịt siêu trứng, vịt siêu thịt… để người nuôi tiếp cận.
Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh, tiêm phòng, tiêu độc sát trùng, quản lý đàn để hạn chế rủi ro, đảm bảo được thu nhập.
Trần Lĩnh
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
- vịt chạy đồng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất