Sau khi dịch tả lợn Châu Phi được khống chế, hàng loạt hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hải Phòng không thể tái đàn đã chuyển sang nuôi con khác có hiệu quả.
- Bà Rịa-Vũng Tàu lại xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng
- Bình Định dùng nhiều ‘võ’ khống chế dịch tả lợn Châu Phi
- Hàn Quốc nỗ lực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Nhiều hộ dân đã bỏ nuôi lợn, chuyển sang đối tượng vật nuôi khác sau khi dịch tả lợn Châu Phi được khống chế. Ảnh: Đinh Mười.
Theo thống kê mới nhất của Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hải Phòng, hiện nay toàn TP Cảng có 936 trang trại chăn nuôi, trong đó có 163 trang trại lợn, 773 trang trại gia cầm và khoảng 40.366 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ.
Ngoài đàn lợn đang có khoảng 148.732 con thì đàn gia cầm đang có tới 8.555,25 nghìn con, đàn bò khoảng 8.012 con và đàn trâu có hơn 4.000con.
Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, toàn TP Hải Phòng đã khiến 53% tổng đàn lợn trên địa bàn 175 xã, phường thuộc 13 huyện, quận bị tiêu hủy, gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng.
Sau khi tình hình dịch bệnh đã hết nhiều hộ chăn nuôi do điều kiện chuồng trại không đảm bảo, kinh tế eo hẹp không thể tiếp tục nuôi lợn nên đã chuyển hướng chăn nuôi các loại động vật khác mang lại hiệu quả kinh tế.
Ghi nhận tại quận Kiến An, địa phương này hiện đang có 44 trang trại đã từng chăn nuôi quy mô nhỏ nhưng có tới 10 trang trại đã ngừng hoạt động, với tổng số đàn lợn trên địa bàn quận hiện khoảng 2.000 con và 100.000 gia cầm.
Nuôi chim bồ câu là một hướng được nhiều người dân lựa chọn. Ảnh: Đinh Mười.
Là đơn vị hành chính quận nhưng Kiến An có nhiều vùng ao đầm rộng, các vùng trũng không thể canh tác nông nghiệp, các khu vực không thể cây lúa, bỏ hoang do đó một số hộ đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cỏ lấy thức ăn và làm bãi chăn thả cho Trâu bò mang lại hiệu quả tốt.
Đơn cử như hộ anh Phạm Quang Quân, trú tại tổ dân phố Hạnh Phúc 2, phường Tràng Minh, trước kia cũng từng nuôi tới 20 – 30 con lợn thịt, nhưng nay đã cắt giảm tối đa đàn lợn để chuyển chăn nuôi bò thịt.
Hiện tại gia đình anh Quân đã có 17 con bò bố mẹ và 20 con bò thịt nuôi đứng vỗ béo. Bằng cách nuôi bò nhốt chuồng, mỗi năm gia đình anh Quân nuôi được 2 lứa, mỗi lứa 20 con bò.
“Trước đây chúng tôi chủ yếu chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng hay bã rượu, bia… về ủ cho lợn ăn sau khi dịch bệnh xảy ra, các hộ đã tận dụng chuồng nuôi lợn sửa lại tận dụng làm chuồng nuôi bò thịt. Con giống nhập về có trọng lượng 300 – 350kg/con, sau nuôi 6 tháng xuất bán được 500 – 600kg/con, sản lượng bò hơi xuất chuồng đạt 20- 24 tạ/năm”, anh Quân cho hay.
Một hộ dân ở Vĩnh Bảo tận dụng những khu ruộng bỏ hoang để nuôi trâu, thay vì nuôi lợn như trước đây. Ảnh: Đinh Mười.
Trong khi đó, hộ ông Bùi Tiến Lý nhiều năm qua là hộ nông dân sản xuất giỏi với mô hình chăn nuôi lợn quy mô khoảng 100 – 150 con. Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, gia đình ông phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sau khi dịch được khống chế, gia đình ông Lý đã chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang nuôi gà, vịt với quy mô hơn 200 con mỗi loại.
Để có hiệu quả kinh tế, ông Lý đã tìm tòi, mở rộng mô hình nuôi sản xuất giống ngan ta bằng phương pháp truyền thống nhằm cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi có diện tích nhỏ tận dụng, mặt khác phát triển nuôi chim bồ câu thương phẩm hiện tại gia đình ông có 100 đôi bố mẹ và bắt đầu được thu bán chim non.
Tại các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên,… đến nay số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ quay trở lại nuôi lợn cũng rất ít ỏi, thay vào đó các hộ chuyển sang chăn nuôi gà, ngan, vịt, chim bồ câu,…
Hộ ông Đỗ Tiến Thuyên, ở huyện Kiến Thụy, sau khi dịch bệnh xảy ra, gia đình đã cải tạo lại chuồng lợn cũ làm chuồng nuôi dê thịt với tổng đàn hơn 100 con, bao gồm cả dê bố mẹ.
Với giá thị trường khoảng 150.000 đ/kg, trung bình trong 1 năm gia đình ông Thuyên thu về trên dưới 50 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Ngoài những trang trại quy mô lớn, các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ hầu như không dám tái đàn vì sợ dịch. Ảnh: Đinh Mười.
Ngoài gia đình ông Thuyên, hàng loạt hộ khác hoặc bỏ chăn nuôi đi làm lĩnh vực khác, hoặc cũng mạnh dạn mở rộng chăn nuôi các con vật khác với quy mô lớn hơn thay vì chăn nuôi lợn như trước đây.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hải Phòng, hiện nay, đối với đàn gia cầm, tình hình đàn gia cầm phát triển ổn định, không phát hiện gia cầm ốm, chết, tiêu hủy do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Đối với đàn gia súc, tính đến nay, đã qua hơn 4 tháng không phát sinh lợn ốm, chết và tiêu hủy do mắc bệnh, tuy nhiên kết quả giám sát sự lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm tại một số chợ buôn bán thực phẩm, gia cầm sống trên địa bàn Hải Phòng vẫn có.
Thực tế hầu hết các ổ dịch trên địa bàn thành phố trong thời gian qua xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, mua con giống không rõ nguồn gốc, mang mầm bệnh do thương lái vận chuyển từ các địa phương có dịch về nuôi làm dịch phát sinh và lây lan.
Do vậy, việc các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ với điều kiện chuồng trại còn rất nhiều hạn chế, chưa đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn thì nên tính toán chuyển đổi mô hình chăn nuôi phù hợp để vừa bảo thu nhập và hiệu quả sản xuất.
Toàn TP Hải Phòng hiện có 936 trang trại chăn nuôi, trong đó: 163 trang trại lợn (13 trang trại quy mô lớn; 65 trang trại quy mô vừa; 85 trang trại quy mô nhỏ), 773 trang trại gia cầm (202 trang trại quy mô vừa; 571 trang trại quy mô nhỏ), chiếm 51,82% tổng đàn lợn và 51,14% tổng đàn gia cầm; có 40.366 chăn nuôi quy mô nông hộ, trong đó 11.460 hộ chăn nuôi lợn quy mô nông hộ.
Đinh Mười – Trung Quân
Nông nghiệp
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chuyển đổi mô hình chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất