Việt Nam sẽ nhận được mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) của Mỹ đối với sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, từ 15% xuống còn 10%.
Các nhà sản xuất thịt heo Mỹ rất kỳ vọng vào thị trường Việt Nam. Ảnh: Meat Atlas
Hội đồng Sản xuất Thịt lợn Quốc gia Mỹ (NPPC) cho biết, việc thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Theo NPPC, việc tiếp cận thị trường Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của các hiệp hội thương mại.
“Chúng tôi rất cảm ơn các nhà lập pháp, dẫn đầu là các Hạ nghị sĩ Ron Kind (đảng Dân chủ, bang Wisconsin), Darin LaHood (đảng Cộng hòa, bang Illinois), Jim Costa (đảng Dân chủ, bang California) và Dusty Johnson (đảng Cộng hòa, bang South Dakota) đã hỗ trợ chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ”, Chủ tịch NPPC Jen Sorenson nói.
Theo bà Sorenson, người dân Việt Nam tiêu thụ khá nhiều thịt lợn nhưng hiện đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi. Điều đó đã làm giảm sản lượng thịt lợn trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn thịt lợn nhập khẩu. Do đó việc cắt giảm thuế quan sẽ cho phép chúng tôi xuất thêm nhiều sản phẩm hơn đến thị trường Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của họ.
Trước đó vào năm 2020, bà Maria Zieba, trợ lý phó chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại của NPPC cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ, đồng thời kêu gọi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump không áp đặt các rào cản thuế đối với hàng hóa từ Việt Nam.
NPPC cho biết họ đang tiếp tục các nỗ lực, bao gồm chuyển một lá thư của 70 thành viên Quốc hội, yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai hối thúc Việt Nam loại bỏ thuế quan đối với thịt lợn Mỹ.
Tính đến thời điểm này, Mỹ vẫn chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. NPPC tuyên bố rằng việc cắt giảm thuế sắp tới sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng Mỹ vẫn ở thế bất lợi trong cạnh tranh với Liên minh châu Âu, Nga và các quốc gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hội đồng Sản xuất Thịt lợn Quốc gia Mỹ cho biết, hiện hàng hóa của các quốc gia trong khối CPTPP đang có mức thuế 7,5% so với 10% của Mỹ vào thị trường Việt Nam. NPPC cho biết họ đang tiếp tục hối thúc chính quyền Tổng thống Joe Biden tái tham gia Bản hiệp định CPTPP.
Hoa Kỳ từng là một phần của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trước đây, nhưng chính quyền Tổng thống Trump đã rút khỏi các cuộc đàm phán trong năm 2017.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 350.000 con heo sống từ Thái Lan về giết mổ, tăng trên 50% so với cùng kỳ. Ngoài ra trong cùng thời kỳ còn có gần 332.000 tấn thịt heo các loại được nhập khẩu về Việt Nam, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm trên, Việt Nam đã chi khoảng 617 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn đông lạnh và lợn sống. Trong đó năm quốc gia xuất khẩu thịt heo lớn nhất sang thị trường Việt Nam là Nga, Ba Lan, Đức, Brazil, Hà Lan và Canada, trong đó riêng Nga chiếm 42,8% thị phần, đạt 142,3 triệu tấn.
Cùng với thịt lợn, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 50.000 tấn thịt bò với giá trị 220 triệu USD. Trong đó, bò từ Australia chiếm 50% thị phần với số lượng lên tới 25.000 tấn.
Lý giải về lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh vào thị trường Việt Nam, các chuyên gia ngành chăn nuôi cho rằng do các nước sản xuất – xuất khẩu lớn trên thế giới thuộc khối EU và Brazil dư thừa về sản lượng, lại có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Quốc từ đầu năm đến nay sức mua thịt lợn cũng bị giảm mạnh do nhiều vấn đề khác nhau.
Kim Long
Nguồn: nongnghiep.vn
- thịt lợn đông lạnh li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất