Giới chức Nga đang thảo luận việc bãi bỏ thuế nhập khẩu thịt đối với hai mặt hàng thịt lợn và thịt bò, nhằm kiềm chế đà tăng giá thị trường thịt đỏ trong nước.
Việc bãi bỏ thuế nhập khẩu thịt sẽ giúp ổn định thị trường thịt trong nước. Ảnh: Getty
Tờ Vedomosti dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Kinh tế Nga cho hay, cơ quan này đang lên kế hoạch sơ bộ cho phép nhập khẩu miễn thuế 200.000 tấn thịt bò vào năm 2022 và 100.000 tấn thịt lợn trong nửa đầu năm tới.
Theo đó, động tác này của chính phủ Nga được cho là nhằm ổn định thị trường thịt lợn trong nước. “Kế hoạch này được xây dựng để trở thành một phần của giải pháp phức tạp nhằm bình ổn giá cả trong nước đối với các sản phẩm có tác động quan trọng đến xã hội”.
Nguồn tin cho biết thêm rằng, việc nhập khẩu miễn thuế thịt sẽ được cho phép với điều kiện thịt lợn và thịt bò nhập về sẽ phải trải qua một số công đoạn chế biến tại lãnh thổ Nga, trước khi chúng xuất hiện trên các kệ hàng tạp hóa.
Vào giai đoạn trước năm 2020, chính phủ Nga cũng đã từng cấp phép nhập khẩu miễn thuế 430.000 tấn thịt lợn mỗi năm theo một thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên đến năm ngoái biện pháp này đã bị hủy bỏ, theo đó tất cả các loại thịt lợn nhập khẩu đều phải chịu mức thuế 25%.
Ước tính trong năm 2020 nước này chỉ nhập khẩu khoảng 3.800 tấn thịt lợn, và đây là con số thấp nhất từ trước đến nay.
Dịch tả lợn châu Phi làm giá thịt tăng
Ekaterina Luchkina, giám đốc điều hành của Hiệp hội Các nhà chế biến thịt Nga, giải thích kể từ tháng 12 năm 2020, do dịch bệnh động vật, bao gồm cả dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã khiến cho nguồn cung thịt trên thị trường Nga bị thu hẹp.
Bà Ekaterina cho biết, việc nhập khẩu thịt miễn thuế đang được kêu gọi nhằm tăng nguồn cung và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời sẽ làm ổn định giá thịt lợn.
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2020, giá trung bình thịt lợn móc hàm loại nửa con ở Nga đạt 178 rúp (2,40 USD/kg), tăng so với 145 rúp (2,00 USD/kg) trong cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó giá bán lẻ, loại thịt không xương đạt 388 rúp (5,50 USD/kg), cao hơn khoảng 10% so với năm 2019.
Theo dữ liệu thống kê chính thức, ngành chăn nuôi lợn Nga đã tiêu hủy hơn nửa triệu đầu con lợn trong các đợt bùng phát dịch ASF lớn trong năm nay và giới chuyên gia cũng không ghi nhận có sự tăng trưởng nào của ngành chăn nuôi lợn nội địa.
Yuri Kovalev, Tổng giám đốc Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga, cho biết sản lượng thịt lợn năm nay của Nga sẽ duy trì ở mức năm 2020 là 4,3 triệu tấn. Các dự báo trước đó dự kiến tăng trưởng 5% so với năm trước, nhưng ASF và đợt nắng nóng bất thường trong mùa hè năm nay đã cản trở sản xuất ở một số khu vực.
Dự báo sang năm 2022, sản lượng có thể sẽ tăng từ 350.000 đến 400.000 tấn. Ông Kovalev cho rằng, những yếu tố đó kết hợp với việc nhập khẩu thịt miễn thuế, dự kiến sẽ đẩy giá thịt trong nước xuống.
“Ông lớn” CP nhảy vào thị trường Nga
CP Foods hiện là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 9 ở Nga, với 2,6% thị phần, tương đương 129.200 tấn. Ảnh: Shutterstock
Trong diễn biến liên quan, tập đoàn chăn nuôi hùng mạnh CP bắt đầu mở rộng năng lực sản xuất tại Nga. Theo đó, Russia Baltic Pork Invest, một công ty con của CP Foods tại Nga, đang xem xét xây dựng trang trại nuôi lợn thứ 5 ở vùng Nizhny Novgorod, miền Trung nước Nga.
Hiện công ty này đã xây dựng 2 trang trại chăn nuôi lợn trong khu vực với quy mô 180.000 đầu con mỗi trang trại và hiện đang tiếp tục xây dựng 2 dự án nữa với quy mô tương tự.
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Nizhny Novgorod, Nikolai Denisov cho biết thêm, sẽ có thêm các trang trại lợn sẽ được xây dựng trong khu vực vào giai đoạn 2024-2025. Được biết, tập đoàn chăn nuôi hàng đầu của Nga là RBPI gần đây đã mua một kho chứa ngũ cốc ở vùng Nizhny Novgorod với sức chứa 130.000 tấn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi của đơn vị.
CP hiện đang nỗ lực để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tại thị phần Nga. Hồi đầu tháng 9, đại diện tập đoàn này từng tiết lộ kế hoạch mua lại APK Don, công ty con ở Nga của nhà sản xuất thịt Đức Tönnies, với giá 22 tỷ rúp (tương đương 290 triệu USD). Thương vụ sáp nhập- tiếp quản này dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 1 năm 2022.
Hãng tin Nga RuGrad cũng dẫn các nguồn tin riêng trong ngành công nghiệp thịt Nga, cho biết CP còn dự định đầu tư mạnh vào việc mở rộng công suất tại thị trường Nga trong trường hợp thương vụ sáp nhập trên được cơ quan giám sát chống độc quyền của Nga chấp thuận. Tuy nhiên, chi tiết về các kế hoạch mở rộng hiện vẫn chưa được công bố.
CP Foods hiện là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 9 ở Nga, với 2,6% thị phần, tương đương 129.200 tấn.
Theo dự báo của Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga, sản lượng thịt lợn của nước này sẽ tăng trưởng nhanh trong vài năm tới do các dự án ưu tiên cho 20 nhà sản xuất lớn nhất hàng đầu thực hiện. Ước tính Nga sẽ tăng sản lượng thịt lợn hơi từ khoảng 200.000 tấn vào năm 2021 lên 450.000 tấn vào năm 2022.
CP Foods hiện cũng đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh mảng gia cầm tại Nga. Tập đoàn này cho biết đã đầu tư 4,5 tỷ rúp (65 triệu USD) vào việc hiện đại hóa các trang trại gia cầm Severnaya và Voiskovitshya ở vùng Leningrad để tăng sản lượng gà thịt lên 10%, đạt 275.000 tấn mỗi năm kể từ năm 2022. Mục tiêu trước mắt của CP Foods là xuất khẩu thêm số lượng lớn sang thị trường Trung Quốc.
Hà Dương
Nguồn: nongnghiep.vn
- nhập khẩu thịt li>
- thuế nhập khẩu thịt li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất