Ngành chăn nuôi vận động Liên hợp quốc hỗ trợ sản xuất nhiều thịt hơn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi vận động Liên hợp quốc hỗ trợ sản xuất nhiều thịt hơn

    Các nhóm chăn nuôi đã vận động Liên hợp quốc hỗ trợ sản xuất thịt và sữa nhiều hơn trước khi diễn ra hội nghị cấp cao về tính bền vững của lương thực.

     

    Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng chăn nuôi là nguyên nhân gây ra ít nhất 14% lượng khí thải toàn cầu, trong khi một nghiên cứu được công bố vào tuần trước cho thấy việc sử dụng động vật làm thịt gây ra gấp đôi lượng khí đốt nóng hành tinh so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật gây ra.

     

    Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc (UN FSS), diễn ra vào tuần này tại New York, nhằm mục đích làm cho các hệ thống nông nghiệp toàn cầu bền vững hơn.

     

    Nhưng các tài liệu do Unearthed, bộ phận điều tra nghiên cứu của tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace), cho thấy các tổ chức chăn nuôi đe dọa rút lui nếu những người khác trong nhóm thảo luận của họ tại hội nghị thượng đỉnh không chia sẻ “mục tiêu chung” của ngành.

    Các chuyên gia khuyến cáo rằng mức độ sản xuất và tiêu thụ protein động vật thấp hơn là rất quan trọng để giảm thiểu sự phá vỡ khí hậu cũng như bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa).

     

    Trong những tháng trước hội nghị thượng đỉnh, các nhóm thảo luận đã làm việc để đưa ra báo cáo quan điểm về những giải pháp cho hệ thống thực phẩm bền vững.

     

    Trong một báo cáo dự thảo, ngày 15/6, các thành viên của nhóm “chăn nuôi bền vững” nói rằng “những tiến bộ trong hệ thống chăn nuôi thâm canh” góp phần “vào việc bảo tồn tài nguyên hành tinh và cung cấp dinh dưỡng hiệu quả”.

     

    Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường và các chuyên gia khác khuyến cáo rằng mức độ sản xuất và tiêu thụ protein động vật thấp hơn là rất quan trọng để giảm thiểu sự phá vỡ khí hậu cũng như bảo vệ môi trường.

     

    Gần như cùng lúc với dự thảo của nhóm chăn nuôi được phát hành, 11 thành viên mới được thêm vào nhóm, bao gồm một tổ chức phi chính phủ về phúc lợi động vật trang trại và các nhà khoa học môi trường. Việc bổ sung dẫn tới một số thành viên ban đầu gửi thư khiếu nại lên Liên hợp quốc, mô tả các thành viên mới mong muốn “tiếp tục lập trường tư tưởng chống chăn nuôi gia súc”.

     

    Bức thư, ngày 26/6, đe dọa các bên ký kết rút lui, cho biết mặc dù họ hiểu “nhu cầu về tính bao trùm”, để hoạt động tốt “nhóm phải chia sẻ một mục tiêu chung” và mô tả việc bổ sung các thành viên mới là “một vi phạm rõ ràng về sự tin tưởng ”.

     

    Các bên ký kết bức thư gồm International Meat Secretariat, the International Poultry Council, Global Dairy Platform, the International Dairy Federation, the Global Roundtable for Sustainable Beef, the International Egg Commission and the International Feed Industry Federation, HealthforAnimals. Nhưng vẫn chưa có thành viên nào rút lui.

     

    Michael Fakhri, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền thực phẩm, đã chỉ trích việc hội nghị không tham khảo ý kiến ​​và thu hút tiếng nói từ bên ngoài ngành công nghiệp thịt ngay từ đầu.

     

    Philip Lymbery, Giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Compassion in World Farming, là một trong số 11 thành viên mới được bổ sung cho biết ông nhận thấy các thành viên ban đầu “thiên hướng nghiêng về lợi ích của ngành”, và giải pháp do nhóm đưa ra là “sản xuất chăn nuôi nhiều hơn đáng kể” với một số “cải tiến kỹ thuật” bổ sung sẽ làm cho sản xuất bền vững hơn.

     

    Trong số ba báo cáo do nhóm nghiên cứu đưa ra cho hội nghị thượng đỉnh, chỉ có một tài liệu mô tả những bất lợi của chăn nuôi công nghiệp và nêu rõ rằng “cần phải giảm đáng kể tiêu thụ thịt và sữa trên toàn cầu” để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Paris.

     

    Một trong những người ký tên trong bức thư khiếu nại của nhóm chăn nuôi, Hsin Huang, Tổng thư ký của International Meat Secretariat (IMS), cho biết ông thấy ý tưởng IMS vận động hành lang tại UN FSS rất “nực cười”.

     

    Phản đối tuyên bố rằng các nhóm ngành chăn nuôi là những người đầu tiên được UN FSS liên hệ, Huang cho biết IMS và các nhóm chăn nuôi tư nhân khác chỉ được mời chính thức tham gia nhóm thảo luận chăn nuôi vào ngày 4/6/2021 – mặc dù ông nói “các nhóm tự nguyện” đã làm việc trước đó.

     

    Được hỏi về việc giảm số lượng động vật, Huang cho biết ngành nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các loại thực phẩm an toàn, giá rẻ với thời hạn sử dụng lâu hơn.

     

    Ông nói thêm rằng IMS “cực kỳ ủng hộ quyền lợi động vật tốt hơn” và “không nhất thiết phản đối ý tưởng giảm” số lượng động vật, nhưng đó là một vấn đề phức tạp.

     

    Ví dụ, ông nói, việc giảm số lượng động vật “ở các nước phát triển sẽ chỉ dẫn đến sản xuất thêm nhiều động vật trong các hệ thống kém hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Và điều đó sẽ làm cho các vấn đề khí thải, môi trường, sử dụng tài nguyên, phúc lợi động vật trở nên tồi tệ hơn”.

     

    Một tuyên bố chung từ Global Dairy Platform và the International Dairy Platform không trực tiếp đề cập đến các vấn đề vận động hành lang, cũng như các chỉ trích khác được nêu ra, nhưng cho biết: “Cộng đồng toàn cầu cần các khuyến nghị do Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống thực phẩm đưa ra để cân bằng và không dựa trên ý thức hệ hoặc đánh đổi có thể gây rủi ro cho an ninh lương thực và sinh kế lâu dài”.

     

    Khi được hỏi khi nào các cuộc thảo luận về cụm chăn nuôi bắt đầu và nhóm nào được mời trước, Liên hợp quốc cho biết trong một tuyên bố qua email rằng “Nhóm giải pháp chăn nuôi bền vững đã phát triển trong quá trình tham gia công khai diễn ra trong hai giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021”.

     

    Email xác nhận rằng các thành viên mới đã được giới thiệu vào nhóm thảo luận chăn nuôi vào tháng 6 nhưng không cho biết ngày tháng.

     

    Email nói thêm rằng với tư cách là “hội nghị thượng đỉnh về giải pháp”, UN FSS “nhằm tạo ra một không gian cho các cuộc trò chuyện mới và đôi khi khó khăn, dựa trên cơ sở khoa học”.

     

    Đây cũng là một “hội nghị thượng đỉnh của mọi người, cách tiếp cận nhằm đảm bảo mọi tiếng nói đều được lắng nghe, bao gồm từ những người nông dân bị thiệt thòi nhất đến các chính phủ hay công ty tư nhân, và chấp nhận rằng đôi khi có những quan điểm khác nhau”, email viết.

     

    Hương Lan (Theo Guardian)

    Báo Nông Nghiệp Việt Nam 

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.