[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Cơn bão” bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) không chỉ làm cho người chăn nuôi lao đao mà còn khiến những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, doanh nghiệp sản xuất thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng, thậm chí bán nhà máy
Sản xuất cầm chừng, phải cắt giảm lao động… là tình trạng chung của những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay.
Theo ông Đào Văn Bắc, Giám đốc Công ty CP BB Sun Việt Nam ở xã Quang Phục (Tứ Kỳ – Hải Dương) cho biết: “Nếu trước đây, mỗi tháng chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 tấn thức ăn chăn nuôi thì nay chỉ còn từ 1.400-1.600 tấn/tháng. Mặc dù công ty đã hạ giá bán từ 5.000-10.000 đồng/bao để kích cầu nhưng vẫn không khả quan hơn. Do đó, công ty phải sản xuất cầm chừng, bán đến đâu sản xuất đến đó để tránh tồn kho”.
Công ty CP Sản xuất và thương mại Đại An Tín ở cụm công nghiệp An Đồng – An Lâm (Nam Sách – Hải Dương) đang phải chật vật duy trì sản xuất để đợi “cơn bão” ASF qua đi. Trước đây, mỗi tháng công ty tiêu thụ khoảng 300 – 400 tấn thức ăn chăn nuôi gia súc, giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động. Hiện mỗi tháng công ty chỉ bán được khoảng 100 tấn và phải cắt giảm 10 lao động.
Năm 2019, ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam được dự báo ngừng tăng trưởng
Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngôi Sao Hy Vọng ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ tháng 3/2019 trở lại đây, lượng sản phẩm tiêu thụ các mặt hàng cám chăn nuôi của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng, khoảng 70%. Thời điểm trước, mỗi ngày, công ty xuất bán trung bình 50 tấn thức ăn chăn nuôi thì giờ chỉ bán được 12 tấn/ngày.
Ông Trần Trọng Quang, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Tập đoàn Thức ăn chăn nuôi Vina (Vinafeed) chia sẻ: “Nhìn doanh số đại lý sụt giảm sốt ruột một thì nhìn bà con chăn nuôi phải tiêu hủy chính đàn lợn mình chăm bẵm thấy xót xa mười”.
Trong vòng 3 tháng qua, lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Vinafeed tụt giảm khoảng 30% so với tháng 1, từ 16.000 tấn/tháng xuống còn 11.000 tấn. Hiện, giá sản phẩm của Vinafeed đã giảm khoản 7-8% so với tháng 1/2019. Tuy nhiên, ông Quang nhấn mạnh, mức giá tại tháng 1/2019 cũng đã rất thấp vì tất cả các công ty thức ăn chăn nuôi đã giảm giá tối đa để cạnh tranh.
Điều khiến Phó tổng giám đốc Vinafeed lo ngại hơn, hoạt động của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục “xấu” đi dịch bệnh còn kéo dài. Hiện tại, vẫn còn người chăn nuôi không bán tháo được heo, và vẫn còn heo chưa bị dịch, nên họ bắt buộc phải nuôi tiếp dù phải vay nợ thêm để mua cám duy trì cho ăn. Đến khi lợn đã đạt hơn 100 kg, thì người nuôi sẽ buộc phải xuất chuồng hết, và họ sẽ không tái đàn nữa. Lúc đó, dự báo sản lượng thức ăn chăn nuôi của lợn bán ra sẽ sụt giảm nữa. “Rất nhiều hộ chăn nuôi bán tháo bằng mọi giá, thậm chí bán cả đàn lợn nái vì lo lắng, thua lỗ rất lớn. Trong trường hợp đó, hiệu ứng domino gây phá sản hệ thống người chăn nuôi, cung cấp con giống và đại lý phân phối cám còn kéo dài ngay cả khi hết dịch”, ông Quang lo lắng.
Thậm chí, khi biết tình hình quá khó khăn, một nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh cũng đã bán luôn nhà máy.
ASF bùng phát trên diện rộng với những diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ nuôi lợn không dám tái đàn, cũng như một số địa phương còn khuyến nghị người chăn nuôi không tái đàn vào thời điểm này. Ngoài ra, do giá lợn vừa nhích lên lại giảm từ 4.000-6.000 đồng/kg so với đầu tháng 4, chỉ còn trên 30.000 đồng/kg nên người chăn nuôi thêm lo lắng. Ông Nguyễn Xuân Chuyển ở xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) cho biết: “Dù đang là thời điểm tái đàn, nhưng gia đình tôi chỉ nuôi cầm chừng, trong chuồng có bao nhiêu con thì giữ lại nuôi bấy nhiêu thôi”.
Khó thu hồi vốn
Theo các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi tại các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện (Hải Dương)… lượng thức ăn chăn nuôi bán ra đã giảm khoảng 20-30% so với dịp đầu năm. Nhiều trang trại không mua chịu được thức ăn chăn nuôi đành bán đổ, bán tháo dẫn đến cung vượt cầu, giá lợn xuống thấp. Đa phần các đại lý đang trong tình trạng khó thu hồi vốn. Trong khi thức ăn chăn nuôi mua từ các công ty sản xuất phải thanh toán ngay lúc nhận hàng nên nhiều đại lý rơi vào cảnh nợ nần. Để tiếp tục kinh doanh, một số đại lý đành phải khoanh nợ và dừng bán chịu.
Chị Nguyễn Thị Ngát, chủ đại lý thức ăn chăn nuôi Quyết Ngát ở xã Ứng Hòe (Ninh Giang – Hải Dương) cho biết: “Trước đây, dịch tai xanh, lở mồm long móng hay thời điểm giá heo có giảm nhưng chỉ trong thời gian ngắn là hồi phục nên người chăn nuôi chỉ mua cám nợ từ 2-4 tháng là thanh toán. Từ ngày ASF diễn biến phức tạp cùng với giá lợn giảm khiến nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng, không trả nổi tiền cám. Hiện các hộ chăn nuôi nợ gia đình tôi gần 2 tỷ đồng. Để tiếp tục kinh doanh, tôi phải vay vốn ngân hàng, thậm chí là vay lãi cao bên ngoài để mua hàng và không dám bán chịu nữa”.
Từ lâu, giữa các đại lý thức ăn chăn nuôi và nông dân thường mua bán cám theo kiểu “gối đầu” vốn. Do đó, các đại lý sẽ như một “nhà đầu tư” với số vốn lưu động lớn để có thể cung cấp thức ăn chăn nuôi chịu cho các hộ dân. Chính vì thế, hiện nay nhiều đại lý phải gồng mình gánh các khoản nợ tới vài tỷ đồng, khó thu hồi vốn do người nuôi cũng đang khó khăn.
Đại lý cấp 1 Minh Cường chuyên kinh doanh thức ăn gia súc (xã Thạch Tân, Thạch Hà – Hà Tĩnh) cũng lao đao bởi đầu ra gặp nhiều khó khăn. Anh Nguyễn Văn Cường – chủ đại lý cho biết: Sau khi thoát khỏi cơn “bão” giá, dịch bệnh lở mồm long móng, chăn nuôi heo bắt đầu trở lại ổn định, anh đã vay mượn tiền ngân hàng nhập về cả trăm tấn thức ăn gia súc để cung ứng cho thị trường trong tỉnh. Thế nhưng, hàng tiêu thụ khó, cộng với lãi suất ngân hàng nên hiện nợ chồng thêm nợ.
Ngừng tăng trưởng
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nên chia sẻ khó khăn với bà con, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất để giảm giá bán sản phẩm, duy trì sức cạnh tranh. Cùng với đó, từng doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa các loại sản phẩm như cám gà, vịt, thủy sản… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đưa ra nhận định, dịch tả heo châu Phi (ASF) sẽ khiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giảm trong 2019 và 2020. Cụ thể, nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sẽ giảm còn 23,7 triệu tấn trong năm 2019 và 23,5 triệu tấn năm 2020 từ khoảng 23,8 triệu tấn năm 2018.
Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi; Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ: Trần Ngân
Trong cái khó ló cái khôn…
Trong giai đoạn hiện nay, ASF là cuộc thanh lọc đối với ngành chăn nuôi heo thì cũng là cuộc thanh lọc khốc liệt với ngành thức ăn chăn nuôi. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng chú trọng hơn đến việc tiết giảm chi phí; dừng các dự án mở rộng, cắt giảm tất cả những khâu không cần thiết để hạ giá thành, tăng cường cho thuê các cơ sở vật chất bị dôi dư để chia sẻ chi phí với hoạt động chính, cắt bỏ các thị trường kém hiệu quả. Cùng với đó, doanh nghiệp đồng hành cùng người chăn nuôi, tăng cường chi phí hoạt động chăm sóc khách hàng trại tiềm năng lớn và quản lý an toàn sinh học tốt, có qui trình quản lý tài chính tốt.
Cùng với đó, một bộ phận doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã hướng tới sản xuất cám cho các loại vật nuôi khác như gà, vịt, ngan, bồ câu, thỏ, ếch… để có thể duy trì sản xuất.
Và cũng để duy trì được nhà máy cám đã đầu tư nhiều triệu USD, nhiều công ty cũng khảo sát để xây dựng chuồng trại nuôi heo. Điển hình như Công ty New Hope Group, tập đoàn sản xuất thức ăn hàng đầu của Trung Quốc, cho biết rằng họ đang xây dựng ba trang trại nuôi heo tại Việt Nam. Các trang trại, nằm ở các tỉnh Thanh Hóa, Bình Phước và Bình Định, sẽ cho xuất chuồng tổng cộng 930.000 con heo mỗi năm khi việc xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2021, . Nhà sản xuất thịt heo và thức ăn chăn nuôi sẽ đầu tư hơn 1,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 163,51 triệu USD) vào các trang trại nuôi heo, với mong muốn nâng cấp ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Năm 2018, New Hope vốn đã bán hơn 700.000 tấn thức ăn trong năm 2018.
TÂM AN
Theo ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp Hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi suy giảm sản lượng ít nhất 30%. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi tạo ra chuỗi ảnh hưởng dây chuyền đến: người chăn nuôi, người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho chế biến thức ăn chăn nuôi (phụ gia), các doanh nghiệp thuốc thú y….
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bài viết số liệu ko loogic không sát thực tế