Giá ngô thế giới là một thước đo chi phí của ngành chăn nuôi Việt Nam bởi tự chủ nguồn cung nguyên liệu vẫn còn là thách thức lớn.
Nhưng sắp tới, các doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với “con sóng” mới sau những bất ổn làm gián đoạn chuỗi cung ứng đầu vào.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đóng góp hơn 1/4 vào GDP nông nghiệp; năng lực sản xuất, chăn nuôi được đánh giá là nằm trong top đầu thế giới. Mặc dù đạt được những thành tựu này nhưng chúng ta vẫn đang phải xoay sở về nguồn cung và cần có sự thay đổi chiến lược để hướng tới tương lai “tự lực”, giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện Argentina, Brazil, và Mỹ thường là ba thị trường lớn cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam. Ước tính năm 2023, nước ta đã chi gần 5 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu. Trong đó có một số nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như: 9,76 triệu tấn ngô; 5,09 triệu tấn lúa mì; 1,97 triệu tấn đậu tương.
70% thành phần trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô và nhu cầu nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên song song với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Khi mà các giải pháp dài hạn để giảm bớt thâm hụt thương mại vẫn còn gặp không ít rào cản, triển vọng nguồn cung nông sản thế giới sẽ được các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ để có những biện pháp thích nghi kịp thời, hạn chế rủi ro chi phí.
Nguồn cung toàn cầu gia tăng
Những con số ước tính về sản lượng ngô trong báo cáo Cung – cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 1 vừa rồi đã chỉ ra điều này. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Trung Quốc sẽ đạt mức kỷ lục 288,84 triệu tấn, nhờ diện tích gieo trồng mở rộng.
Mặc dù là nước tiêu thụ hàng đầu nhưng những chính sách nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và an ninh lương thực của Bắc Kinh vài năm gần đây đã được thực hiện một cách hiệu quả. Sản lượng cải thiện, cùng với hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ trong năm 2023 khiến thị trường ngô ở Trung Quốc rơi vào tình trạng thặng dư, kéo theo xu hướng giảm giá.
Về phía quốc gia xuất khẩu, năng suất ngô tại Mỹ niên vụ 2023/24 cũng được USDA ước tính đạt mức kỷ lục. Sản lượng toàn cầu đang phục hồi, và lượng tồn kho ngô đạt đỉnh cao nhất trong vòng 6 mùa vụ gần đây, tạo thành yếu tố quyết định trên thị trường sau khi các báo cáo nông sản được coi là quan trọng nhất trong tháng 1 phát hành.
Giá các loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mì với triển vọng nguồn cung gia tăng đã hạ nhiệt và quay trở lại vùng trước đại dịch Covid-19. Trên góc nhìn này, đây lẽ ra là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp trong ngành sau ba năm biến động và liên tục ghi nhận những mức giá cao.
Tuy nhiên, góc nhìn khác lại cho thấy bắt đầu có những tín hiệu đáng lo ngại. Sản lượng toàn cầu tăng lên, nhưng các câu hỏi đặt ra xung quanh báo cáo lại hướng về tình hình vụ ngô của Brazil – thị trường cung ứng ngô lớn nhất của Việt Nam.
Tại sao Brazil lại là mối lo ngại về nguồn cung?
Brazil chiếm gần 30% thương mại ngô toàn cầu đang chuẩn bị cho vụ ngô thứ hai và sẽ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Nếu gặp khó khăn trong quá trình sản xuất vụ ngô thứ hai, điều này có thể mở ra cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho nông dân Mỹ.
Hiện tại, Brazil đã gieo trồng vụ ngô đầu tiên, dự kiến chiếm 25% tổng sản lượng. Trong tổng số 127 triệu tấn sản lượng dự kiến cho mùa vụ 2023/24 theo dự báo của USDA, chỉ có 32 triệu tấn ngô đang ở giai đoạn phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc còn lại 95 triệu tấn ngô vẫn chưa được gieo trồng, phản ánh triển vọng mùa vụ ngô mong manh của Brazil.
Vụ ngô thứ 2 sẽ được trồng ngay sau khi hoàn thành vụ đậu tương. Thời tiết khắc nghiệt do ảnh hưởng của El Nino đang tạo ra tác động tiêu cực và dẫn đến việc phải gieo lại một phần lớn diện tích đậu tương. Theo công ty tư vấn Cogo, nông dân Brazil đã bỏ lỡ cơ hội trồng ngô vụ 2 trong thời gian lý tưởng nhất, làm gia tăng rủi ro về khí hậu cho loại cây trồng này. Trong niên vụ 2020/21, Brazil đã phải đối mặt với tổn thất khoảng 10% sản lượng ngô so với dự báo ban đầu, do tiến độ chậm trễ kéo theo năng suất cây trồng nhạy cảm hơn sau các đợt khô hạn và sương giá.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Mặc dù các ước tính thương mại ở thời điểm này thể hiện những số liệu tích cực về nguồn cung toàn cầu, nhưng chưa phản ánh đầy đủ tình hình thách thức đến từ Brazil. Do đó, các doanh nghiệp nước ta cần đưa ra chiến lược mua hàng ngắn hạn trước khả năng tăng giá nguyên liệu vào đầu quý II tới”.
Rủi ro vẫn bủa vây doanh nghiệp Việt
Giai đoạn quý I này đáng lẽ là thời điểm Mỹ thường sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sau vụ thu hoạch cuối năm ngoái nhưng với dự báo kém khả quan về mùa vụ của Brazil, nông dân Mỹ cũng đang hạn chế bán hàng để chờ đợi đợt hồi phục giá sắp tới.
Nếu như khả năng giá nguyên liệu phục hồi là “kỳ vọng” vẫn chưa xác nhận, thì hiện tại, doanh nghiệp nhập khẩu đã phải cõng thêm chi phí logistic tăng vọt do ảnh hưởng của xung đột tại Biển Đỏ. Chính vì vậy, việc kiểm soát chi phí đầu vào với ngành chăn nuôi Việt Nam ở thời điểm này càng trở nên quan trọng hơn.
Đưa ra cảnh báo và giải pháp ngắn hạn, ông Phạm Quang Anh cho biết các doanh nghiệp nên ưu tiên các chuyến hàng trong quý I và cẩn trọng với các thông tin liên quan tới hoạt động gieo trồng vụ ngô thứ 2 của Brazil. Các báo cáo thị trường hiện vẫn chưa phản ánh đủ tác động của thời tiết về tình hình nguồn cung toàn cầu và những con số sản lượng gia tăng ngoài Brazil đã không còn yếu tố bất ngờ.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đã có được những kinh nghiệm từ việc quản lý rủi ro nguồn cung nguyên liệu và chi phí đầu vào như sử dụng sắn lát nội địa thay thế một phần ngô hoặc đổi hướng nhập khẩu từ các nguồn cung ở gần hơn.
Tuy nhiên, các sự kiện bất ổn nguồn cung liên tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc lợi nhuận của các doanh nghiệp nội địa. Và bài toán tự chủ nguồn nguyên liệu lại quay về.
Mặc dù vẫn còn nhiều rào cản nhưng đây vẫn sẽ là hướng đi dài hạn và cần có chiến lược nghiêm túc và bài bản trong toàn chuỗi ngành chăn nuôi. Trong đó có việc tập trung khai thác tiềm năng sản xuất và phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để cạnh tranh với nguồn nguyên liệu giá rẻ nước ngoài, tránh rủi ro và thiệt hại về giá.
Khánh Linh
(Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
- cơ cấu ngành chăn nuôi li>
- Nguyên liệu chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất