Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc vẫn tăng mạnh
Trung Quốc thu hoạch sản lượng đậu tương lớn nhất trong 6 năm, nhưng nhu cầu nhập khẩu của nước này sẽ không giảm trong thời gian tới.
Đây là thông tin tốt cho 2 thị trường cung cấp đậu tương chủ yếu – Mỹ và Brazil.
Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu gần 2/3 lượng đậu tương toàn cầu, với trị giá 34 tỉ USD trong năm 2016.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các ý tưởng nhằm thúc đẩy sản xuất đậu tương, tăng 60% giai đoạn giữa năm 2015 và cuối thập kỷ. Trong năm 2016, Bắc Kinh cũng đã loại bỏ chương trình dự trữ và hỗ trợ giá đối với một số cây trồng, điều này đã khiến những người nông dân chuyển sang cây trồng khác thay thế như đậu tương.
Kế hoạch này dường như không khả thi, do sản lượng đậu tương của nước Đông Á này có thể giảm trong năm tới, trong bối cảnh giá nội địa thấp hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi nếu sản lượng tăng, khối lượng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu hàng năm.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn dẫn đầu thế giới, và hầu hết đậu tương nhập khẩu được sử dụng trong việc chăn nuôi. Vì vậy, chừng nào người dân của nước này không thay đổi đáng kể khẩu phần ăn của họ, thì ý tưởng tự cung tự cấp đậu tương của Trung Quốc cũng như ngô và lúa mì khó trở thành hiện thực.
Trong năm 2017, Trung Quốc sản xuất 14,4 triệu tấn đậu tương, Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) cho biết.
Bộ nông nghiệp Mỹ ước tính, vụ thu hoạch đậu tương của Trung Quốc đạt khoảng 14,2 triệu tấn, tăng 10% so với năm trước đó, và đạt mức cao nhất 6 năm, được thúc đẩy bởi diện tích thu hoạch gia tăng.
Tuy nhiên, Trung Quốc dự kiến tổng lượng đậu tương sử dụng trong năm marketing hiện tại đạt gần 111 triệu tấn, có nghĩa là sản lượng đậu tương nội địa chỉ đáp ứng cho nhu cầu của nước này trong 7 tuần.
Ngay cả khi, nếu Trung Quốc có kế hoạch tăng 60% sản lượng lên 19 triệu tấn, chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong 9 tuần.
Nhu cầu đậu tương Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 1/3 trong tổng lượng đậu tương tiêu thụ toàn cầu, và gần gấp đôi nước tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới – Mỹ.
Năm ngoái, Mỹ thu hoạch 117 triệu tấn đậu tương và Brazil tăng lên 114 triệu tấn, cả hai nước đều đạt mức cao kỷ lục mới. Sản lượng đậu tương của 2 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới tăng khoảng 2/3 trong thập kỷ qua, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh.
Theo USDA, năng suất đậu tương Trung Quốc đạt 1,81 tấn/ha (tương đương 26,9 bushel/acre), thấp hơn mức cao kỷ lục 28,1 bpa trong năm 2002. Năm 2016, năng suất đậu tương Mỹ đạt mức cao nhất, với 3,49 tấn/ha (tương đương 52 bpa).
Trung Quốc có thể không quan tâm đến việc tăng diện tích trồng đậu tương trong năm tới. Thực tế, nếu sản lượng đậu tương của nước này giảm, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu để kiềm chế giá nội địa.
Trung Quốc nhập khẩu 71,45 triệu tấn đậu tương trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự trữ đậu tương nội địa đạt mức cao kỷ lục đến năm 2017.
Mặc dù trợ cấp đối với hạt có dầu tăng cao, lợi nhuận có thể thấp hơn so với năm trước, và một số nhà phân tích cho rằng, những người nông dân Trung Quốc có thể lựa chọn chuyển sang trồng ngô vào năm 2018.
Điều này có thể khiến nhập khẩu đậu tương tăng nhẹ, gây ra sự phản tác dụng do nguồn cung ngô lớn của nước này, trong khi cải cách năm trước đã đi đúng hướng.
Ngay cả khi sản lượng đậu tương tăng, tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Đậu tương Trung Quốc được trồng chủ yếu khu vực phía đông bắc của nước này, với Hắc Long Giang là tỉnh dẫn đầu. Tuy nhiên, hầu hết các cảng và các cơ sở nghiền của Trung Quốc nằm ở phía nam, dọc theo bờ biển phía đông.
Nguồn: VITIC/Reuters
Từ khóa
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- nguyên liệu tacn li>
- giá nguyên liệu li>
- đậu tương li>
- đậu nành li> ul>
Tin liên quan
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất