Cần ít nhất 25 kg thức ăn khô và 15.000 lít nước để tạo ra một kg thịt bò, chưa kể chăn nuôi truyền thống tác động tiêu cực đến môi trường và tốn kém.
- Nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 10/2022
- Người Việt Nam tiêu thụ thịt và trứng còn ít so với các nước châu Á
- Vì sao các giống gà thịt đang …ngày một bự hơn?
Những chiếc xúc xích được làm từ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Meatable
“Bạn không thể nào đổi mới trên một con bò” là khẩu hiệu mà các chuyên gia khí hậu phát đi trong chiến dịch bảo vệ môi trường nhân Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 27 (COP27) vừa qua.
Theo đó, nếu nhân loại muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu đang được thảo luận, thì ngành công nghiệp chăn nuôi sẽ cần phải đổi mới và thay đổi.
Daan Luining, đồng sáng lập kiêm đại diện khởi nghiệp CTO Meatable – công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm cho rằng, ngành chăn nuôi lấy thịt thế giới hiện tại đã đạt “điểm tới hạn”. Thay vào đó, ông Luining kêu gọi các chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn cho xu thế sản xuất thịt không giết mổ.
Vị chuyên gia có thâm niên 9 năm trong lĩnh vực nghiên cứu- sản xuất thịt nhân tạo, với nền tảng về sinh học phân tử tế bào và kỹ thuật mô, chính là người đã tạo ra chiếc bánh mì kẹp thịt đầu tiên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào năm 2013.
Hiện công ty của ông này đang phát triển các dòng sản phẩm mới bao gồm thịt lợn băm, thịt bò băm và họ hy vọng sẽ tung ra mẻ đầu tiên tại Singapore ngay trong năm tới.
Liệu thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có phải là tương lai của thịt?
Những người ủng hộ xu thế mới và bảo vệ môi trường đã chỉ ra ba vấn đề chính xung quanh ngành công nghiệp chăn nuôi hiện nay cần được khắc phục.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất chăn nuôi truyền thống tác động rất lớn đến môi trường. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), ngành chăn nuôi toàn cầu hiện gây ra khoảng 14,5% tổng lượng khí thải carbon, ngoài ra còn kéo theo hàng loạt sự căng thẳng về các nguồn lực cần thiết để đảm bảo sản xuất đủ nguồn thịt cho nhân loại.
Cụ thể, theo ước tính của mạng lưới Water Footprint Network, cần khoảng 25 kg thức ăn khô để tạo ra một kg thịt từ một con bò và cùng một kg đó cần khoảng 15.000 lít nước.
Các chuyên gia nghiên cứu đã gợi ý rằng, việc thay thế thịt động vật nuôi truyền thống bằng thịt nuôi trong phòng thí nghiệm có thể giảm tới 96% lượng khí thải nhà kính.
Tiếp đến là vấn đề đạo đức hay phúc lợi động vật. Thống kê thế giới mỗi năm giết mổ khoảng 80 tỷ con vật để phục vụ cho nhu cầu protein của con người, trong đó có nhiều động vật được nuôi nhốt trong những điều kiện tồi tàn.
Các nhà bảo vệ quyền lợi của vật nuôi từng nhiều lần cảnh báo, nhiều loài vật nuôi không được giết mổ theo cách “nhân đạo”, điều có thể tránh được…
Cuối cùng, đó là vấn đề an ninh lương thực. Hiện nhiều quốc gia đã không còn không gian hoặc tài nguyên thiên nhiên để nuôi động vật nhằm đáp ứng nhu cầu thịt của người dân và thay vào đó buộc phải dựa vào nguồn thịt nhập khẩu.
Theo các chuyên gia, một trong những câu hỏi lớn mà nhân loại phải đối mặt hiện nay chính là làm thế nào để nuôi sống dân số toàn cầu với nhu cầu ngày càng tăng về thịt, đồng thời không phá hủy hành tinh trong quá trình sản xuất.
Do đó tương lai của thực phẩm và những người “nắm giữ câu trả lời” sẽ là những nhà sản xuất thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, khi mà hiện đã có hàng chục công ty chứng minh được rằng, chỉ với một mẫu tế bào nhỏ từ động vật có thể tạo ra nguồn thịt thay thế mà không cần phải nuôi, chăm sóc hoặc giết mổ động vật.
Và mới đây nhất vào cuối tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép bán thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho người tiêu dùng trong nước. Như vậy hiện Mỹ là quốc gia tiếp bước Singapore, quốc gia đầu tiên làm như vậy vào năm 2020.
Nguồn: nongnghiep.vn
- ngành chăn nuôi lấy thịt li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất