Nông dân vùng rốn lũ chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nông dân vùng rốn lũ chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc

    Lũ ngập lâu ngày, diện tích đồng cỏ, hoa màu bị hư hỏng, nông dân vùng rốn lũ trong tỉnh đang chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc.

     

    Sau khi nước lũ rút, những cánh đồng lúa chét xanh rờn, những ruộng ngô mơn mởn, những bãi phù sa mênh mông cỏ dại vốn là nơi thả trâu, bò lý tưởng của người dân các xã ngoài đê Tả Lam thuộc các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đã phủ một màu nâu bạc của bùn đất. Gia súc của các địa phương này, đặc biệt là vùng rốn lũ thiếu thức ăn xanh trầm trọng. Trong ảnh: Bãi bồi ven sông Lam nơi thả trâu, bò của bà con xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) ngập trong bùn đất. Ảnh: Huy Thư

    Những con trâu sau nhiều ngày dài cột trên đê Tả Lam hay bị nhốt trong chuồng suốt thời gian nước nước lũ ngập xóm làng háo hức ra ruộng, ra bãi tìm thức ăn trên những bãi bùn. Người dân xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết: Ruộng bãi đều bùn đất cả, cho dù trâu, bò không có gì để ăn, nhưng cũng phải thả cho trâu, bò ra bãi “đi dạo”. Ảnh: Huy Thư

    Nhìn những con trâu hụp mồm trong nước lũ chưa rút hết để ăn những cây cỏ dại dính đầy bùn đất trên bãi sông, nhiều người không khỏi xót ruột, thương cho gia súc những ngày lũ lụt. Chị Phan Thị Huyền – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) cho biết, các xóm ngoài đê Tả Lam của xã có khoảng 1.000 con trâu, bò. Sau lũ lụt, đồng bãi bị ngập sâu, hiện gia súc ở các xóm rất thiếu thức ăn xanh. Ảnh: Huy Thư

    Ông Dư Văn Bằng – Xóm trưởng xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) chia sẻ: Xóm có 186 hộ, trong đó, khoảng 90 hộ nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu, bò của xóm trên dưới 500 con, nhà ít thì 1 – 2 con, nhà nhiều 9 – 10 con. Ở đây, những hộ chăn nuôi gần như nhà nào cũng nuôi tầm 4 -5 con. Sau lũ, thức ăn xanh cho gia súc trở nên khan hiếm. Người dân trong xóm đang chật vật lo nguồn thức ăn cho trâu, bò, nhất là thức ăn xanh. Hiện bà con rất cần ngô giống để trồng trên bãi phù sa, nhằm tạo nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Ảnh: Huy Thư

    Những ngày này về các thôn, xóm cư trú ngoài đê Tả Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, từ xã Hưng Lĩnh đến xã Hưng Lợi, không khó bắt gặp cảnh người dân cột trâu, bò trên những tuyến đường làng. Theo anh Nguyễn Văn Sáng, một chủ hộ nuôi nhiều gia súc ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên), cho trâu ra bãi, ra đồng cũng không có gì để ăn, nên cột ở nhà cho ăn ít rơm khô cầm cự. Ảnh: Huy Thư

    Ông Dương Văn Hiền ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết. Ngày mùa, sau khi thu hoạch lúa, gia đình ông và nhiều hộ chăn nuôi trong xóm vừa tích cực thu dọn rơm trên ruộng của nhà mình, vừa tranh thủ đi các xã như Hưng Thắng, Hưng Mỹ… để xin rơm về phơi nhằm dự trữ thức ăn cho trâu, bò cả năm. Nhiều gia đình xây nhà rơm cao để tích trữ rơm. Tuy nhiên, năm nay lụt to, ngập sâu, cỏ và ngô ngoài đồng đều bị thối, nên dựa vào rơm khô là chủ yếu, nên sợ thiếu rơm cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

    Những gia đình vùng lũ ở Hưng Nguyên, Thanh Chương… không xây dựng được nhà rơm, thường xây rơm thành những cây rơm ngoài trời, không được che chắn, rơm bị hư hỏng, mục nát, thất thoát nhiều, càng dễ thiếu rơm cho trâu, bò sau lũ. Ảnh: Huy Thư

    Trâu có tập quán lội ruộng sâu, ruộng bùn để ăn cỏ, còn bò thì thích lội ruộng cạn, do đó, sau lũ, bò thường được bà con cột vào các gốc cây hoặc thả cho đi “dạo làng” khỏi xo chân là chủ yếu. Sau lũ, trâu, bò bị nhốt lâu, đáng lẽ phải được chăm sóc, vỗ béo mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương vùng ngập lũ, nhất các xã rốn lũ đều thiếu thức ăn xanh, đòi hỏi bà con phải tăng cường thức ăn tinh như cám, bột ngô để đảm bảo sức khỏe, giữ “dạc” cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

    Rút kinh nghiệm từ nhiều đời nay, mỗi dịp lũ lụt, trước khi nước ngập đường sá, cùng với việc di chuyển trâu, bò lên đồi, đi gửi ở những hộ có vườn cao hơn, người dân chăn nuôi gia súc vùng lũ Bích Hào như các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm (Thanh Chương) thường chặt chuối, xin cây chuối về cất tại nhà, vừa để kết làm bè di chuyển trong nước lũ, vừa thái làm thức ăn cho trâu, bò, dê… khi nước lũ ra, thức ăn cho gia súc khan hiếm. Ảnh: Huy Thư

    Với người dân xã Thanh Xuân (Thanh Chương), để có thức ăn xanh sau lũ cho gia súc, ngoài việc đưa trâu, bò lên núi, bà con thường đi cắt lá chuối, lá mít… Đây là nguồn thức ăn tạm thời cho trâu, bò, khi chưa kịp trồng ngô và cỏ voi. Ảnh: Huy Thư

    “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là tài sản quý của nông dân. Mỗi mùa lũ về, bà con nông dân vùng lũ trong tỉnh không chỉ vất vả với việc di chuyển chạy lũ, mà còn phải chật vật lo lắng nguồn thức ăn cho gia súc. Nhằm phát triển đàn trâu, bò, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cũng khuyến cáo bà con nông dân, sau lũ cần tiến hành tổng dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi, kiểm tra, gia cố chuồng trại chắc chắn; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, khoáng chất cần thiết (đối với thức ăn xanh vùng ngập lụt cần rửa sạch trước khi cho gia súc ăn); theo dõi, phát hiện sớm khi gia súc mắc bệnh, báo cáo khối xóm, thú y để xử lý, chữa trị kịp thời. Ảnh: Huy Thư

     

    Huy Thư

     

    Báo Nghệ An

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.