[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với tinh thần dám nghĩ dám làm, một số nông dân ở Quảng Bình đã biến những vùng “cát chết” thành trang trại để làm giàu. Điển hình như vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ – chị Nguyễn Thị Hạnh, chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh – Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển, bắt cát “nhả vàng”, mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho người dân địa phương.
Ông Lê Ngọc Lễ trong chuồng bò xây dựng trên đồi cát trắng
“Ốc đảo xanh” giữa những cồn cát trắng
Dọc bờ biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là những cồn cát trắng mênh mông khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió Lào nắng cháy, nên gần như cây cối không thể mọc được. Ấy vậy mà giữa vùng sa mạc cát này, từ hơn chục năm trở lại đây đã xuất hiện một “ốc đảo” xanh – đó là trang trại Cát Ngọc.
Trang trại sinh Thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) với diện tích rộng hơn 50 ha trên cát, gồm 30 ha phi lao để chắn gió cát, 20 ha canh tác sản xuất VAC, hiện cho lợi nhuận mỗi năm 2 tỷ đồng. Hiện, trong trang trại có 33 bò cái, 100 bò thịt, hàng trăm con dông cát, 500 con gà đẻ trứng, 500 con vịt đẻ trứng, ngoài ra còn có ao nuôi cá và nuôi vịt trời. Trên cát là những vườn cây ăn quả xanh tốt: bưởi, chanh, thanh long và ổi.
Theo chân anh Lễ đi trên những triền cát, câu chuyện đưa chúng tôi quay lại với cái thời chưa xa của mênh mông đồi cát trắng đến nhức mắt mà quanh năm đói nghèo đeo đẳng người dân quê anh. Cách đây khoảng 20 năm, khi anh Lễ xin nhận đất cát ở xã để làm ăn, nhiều người không ngần ngại tặng anh danh hiệu… “thằng hâm!”, “thằng dở hơi”. Trong tiềm thức người dân nơi đây, những động cát trắng lóa đến nhức mắt kia chỉ dụng được 2 việc: bỏ hoang và chôn người chết.
Lập nghiệp trên cát, anh Lễ đem nhiều loại cây về trồng thử, ban đầu đều chết hết. Thời điểm đó tại đây có một lâm trường trồng và bảo vệ rừng cây phi lao trên cát, nhưng họ trồng cứ 10 cây thì chết 9 cây. Phải bắt đầu với cây phi lao trước, anh nghĩ vậy. Không ngờ thành công, nhờ sự miệt mài tìm kiếm cách trồng khác biệt so với lâm trường, đó là chọn những hạt giống từ cây phi lao cổ thụ để gieo, đầu tư mua máy bơm công suất cao để tưới nước thường xuyên, thay vì phải chở những xe nước từ cách đó hàng chục cây số về tưới như công nhân lâm trường.
Để cây sống được trên cát nóng, vợ chồng Lễ phải đào hố thật sâu, gánh đất mùn từ nơi khác đến đổ đất vào. Nhiều chuyên gia, lãnh đạo huyện, xã đến thăm, thấy tỷ lệ sống của vườn cây giống của Lễ đạt trên 80%, thì rất ngạc nhiên. Ý nguyện của anh xin tham gia dự án trồng rừng chống sa mạc hóa đã được Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chấp nhận. Năm 1995, hai vợ chồng anh Lễ nhận 250ha đất cát trắng để trồng rừng và được dự án ứng trước cho 100 triệu đồng. “Vào thời điểm đó, 100 triệu đồng là con số rất lớn. Tôi còn nhớ mình vác một bao tiền rất to về nhà, lòng lâng lâng vui sướng! Từ năm 1996 -2000, vợ chồng tôi thuê hàng trăm lao động cùng trồng rừng, kết quả trồng thành công 550 ha rừng phi lao phòng hộ, vượt 300 ha so với đặt hàng của dự án”, anh nói.
Năm 2000 khi rừng khép tán, thảm thực vật phía dưới mọc xanh tốt, kết thúc dự án chống sa mạc hóa, anh chuyển trả hết các rừng phi lao mới trồng đó cho lâm trường, chỉ xin giữ lại cho mình 50ha để phát triển trang trại. Anh kể: “Tôi viết dự án xin vay vốn chăn nuôi lợn siêu nạc với số tiền 1 tỷ đồng, nhưng ngân hàng từ chối, bởi họ cho rằng, xây chuồng chăn nuôi trên cát là việc làm rất viển vông. May mắn sau đó, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 20 con lợn nái. Từ số lợn nái này, vợ chồng tôi dần dà phát triển đàn lợn, cao điểm có lúc lên đến 800 con. Đến năm 2008, khi giá thịt lợn xuống thấp, tôi quyết định bán hết lợn, chuyển sang chăn nuôi bò thịt”.
Khác với nuôi lợn dùng thức ăn công nghiệp mua sẵn, nuôi bò thì phải trồng cỏ. Vợ chồng anh Lễ trồng thử nghiệm nhiều giống cỏ trên đất cát, đầu tư khoan giếng thật sâu để chạm mạch nước ngầm rồi lắp đặt đường ống dẫn nước cung cấp cho 50 ha cồn cát. Bền bỉ thử nghiệm các kỹ thuật trồng khác nhau, cuối cùng các vườn cỏ cũng mọc xanh. Anh nhận ra rằng, chăn nuôi công nghiệp lợn siêu nạc trước đây, tuy tiền lợn xuất bán mỗi năm lên đến 5 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lại rất thấp, chưa đến 300 triệu đồng. Trong khi thường xuyên gặp rủi ro mỗi khi giá xuống thì thua lỗ.
Chuyển sang nuôi bò thịt, tuy doanh thu rất thấp, nhưng lợi nhuận lại cao, đạt đến 32% trong doanh thu. Anh Lễ khoe, từ 2 năm trở lại đây, tôi được Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Quảng Bình (SRDP) hỗ trợ triển khai mô hình thử nghiệm trồng cây thức ăn xanh cho đại gia súc trên cát không bằng phẳng và thiếu nước. Dự án đã đưa vào đây nhiều giống cỏ năng suất cao: cỏ voi, cỏ VA06, cỏ hoang lạc, cỏ 3 lá, keo dậu, ngô lấy thân… Nhờ vậy, trang trại đã có đủ nguồn thức ăn chất lượng cao cho chăn nuôi bò.
Bà Nguyễn Thị Hạnh (vợ ông Lễ) chăm sóc cỏ trồng trên cát trắng
Mở hướng thoát nghèo cho hàng nghìn nông dân
Anh chuyển sang mô hình trang trại sinh thái bền vững, lồng ghép giữa cây ngắn ngày với cây dài ngày, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, nên hạn chế được rủi ro. Dùng phân bò nuôi giun quế, rồi dùng giun quế nuôi gà, nuôi cá. Không chỉ được mệnh danh là “vua nuôi bò trên cát”, anh Lễ còn được người dân địa phương gọi là “Vua rồng đất”, bởi anh đã thành công với việc nuôi thử nghiệm con dông cát (một loại kỳ nhông ở Quảng Bình).
Anh Lễ tâm sự: “Yếu tố thành công phải có niềm tin, say mê với khát vọng của mình. Thứ hai là phải có kiến thức khoa học, luôn tìm tòi để tích lũy kỹ thuật canh tác tối ưu cho vùng đất khô cằn. Thứ ba là, cần nắm bắt diễn biến thị trường, khi thị trường thay đổi thì mình phải thay đổi ngay. Như khi tôi chăn nuôi lợn thấy sắp đến giai đoạn lỗ, thì phải chuyển ngay sang nuôi bò”.
Thành công của anh Lễ – chị Hạnh đã mở ra hướng đi mới cho người dân vùng cát ở xã Hải Ninh. Vợ chồng anh Lễ cũng đang liên kết với 100 hộ nông dân khác cùng chăn nuôi bò thịt. Anh Lễ cho hay, nếu mở rộng xây dựng chuồng trại thì số tiền đầu tư rất lớn. Mặt khác, hiện trang trại của tôi không thuê nhân công nữa, chỉ có còn có 2 lao động chính là 2 vợ chồng tôi phải chăm sóc 50 ha cây trồng, vật nuôi. Bởi vậy, tôi gửi bò giống cho từng hộ nông dân để họ chăn nuôi, tôi hướng dẫn kỹ thuật và đảm nhiệm việc phòng trị bệnh. Khi bò lớn, thì tôi đến dắt đi bán, rồi căn cứ vào trọng lượng tăng lên để trả tiền cho nông dân. Người dân thì thiếu vốn, thiếu am hiểu thị trường, nên khi mình chuyển bò về đó, họ rất hào hứng. Hai trăm con bê giống chuyển về cho 100 hộ, mỗi hộ nuôi 2 con, thì tôi luôn nắm chắc chắn là hàng tháng sẽ có bao nhiêu con bò để xuất cho đối tác thu mua.
Ông Mai Văn Buôi – Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho hay, đến nay hàng trăm hộ trong xã đã theo gương vợ chồng anh Lễ tham gia phủ xanh hơn 2.000ha vùng cát ven biển. Hàng trăm thanh niên Hải Ninh trước đây bỏ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống, nay kéo nhau về làng nhờ anh hướng dẫn cách lập nghiệp. Tới nay ở 2 xã lân cận là Hải Ninh và Gia Ninh đã mọc lên nhiều trang trại trên cát.
“Nhờ vợ chồng anh Lễ đi tiên phong mà vợ chồng tui cũng học tập, làm theo và đã thành công với mô hình trang trại trên cát. Hiện trang trại của gia đình tui có doanh thu gần 2,4 tỷ đồng/năm” – anh Đỗ Văn Tùng – chủ một trang trại khác chia sẻ.
Minh Khôi
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất