Tận dụng diện tích núi đồi, cùng với nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường, hiện nay, một số hộ gia đình đã và đang đầu tư phát triển mô hình nuôi “con đặc sản” như cầy vòi mốc, lợn rừng, dê, nhím… theo hình thức bán chăn thả, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập, mở ra hướng đi mới cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
Gia đình ông Nguyễn Đình Long, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch nuôi lợn rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Thế Hùng
Ai đã từng ghé thăm thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo chắc hẳn sẽ biết anh Đào Xuân Nam, ở tổ dân phố Sơn Long – người “phất” lên nhờ nuôi cầy vòi mốc.
Mục sở thị dãy chuồng nuôi con đặc sản của gia đình, được biết, anh Nam từng nhiều đêm mất ngủ, thậm chí trắng tay bởi nuôi cầy hương mà không nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, cộng với khí hậu địa phương không phù hợp với con vật nuôi.
Năm 2011, được người bạn giới thiệu đến “con đặc sản” cầy vòi mốc, anh Nam mạnh dạn vay vốn đầu tư và tìm đến các trang trại ở tỉnh Sơn La, Quảng Bình học hỏi kinh nghiệm, mua con giống về nuôi. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, khí hậu phù hợp, từ 20 con giống, đến nay, gia đình anh có 300 cầy vòi mốc bố mẹ, 100 con cầy vòi mốc thương phẩm, hậu bị.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như thịt thơm ngon, ít mỡ, hiện nay, cầy vòi mốc được nhiều người tiêu dùng, nhà hàng chọn làm món ăn đặc sản. Hơn nữa, tuyến xạ của cầy vòi mốc còn được dùng làm thuốc và làm nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Trung bình 1 năm, cầy vòi mốc sinh sản được 2 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con; nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn đủ chất dinh dưỡng, khi trọng lượng đạt 8-9 kg/con, giá bán thương phẩm sẽ đạt 2,5-2,8 triệu đồng/kg, giá bán giống 15-17 triệu đồng/đôi (1,6-2 kg/con).
Cùng nhân giống trực tiếp để cung cấp cho người chăn nuôi tại các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, hiện nay anh Nam đang kết hợp với một số đơn vị thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cầy vòi mốc nhằm đáp ứng tốt nhu cầu con giống, thương phẩm trên thị trường.
Theo anh Nam, ngoài những ưu điểm vượt trội như ham ăn, nhanh lớn, sức đề kháng tốt thì cầy vòi mốc hay mắc các bệnh đường ruột. Vì vậy, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Trong giai đoạn hậu bị sinh sản không nên cho cầy vòi mốc ăn quá nhiều, đặc biệt là các chất giàu tinh bột. Ở giai đoạn ghép cần bổ sung dinh dưỡng cho con đực, thêm canxi và chất tanh cho con cái.
Với nguồn thức ăn chính là cháo thịt và các loại quả có vị ngọt dễ kiếm, giá thành rẻ như chuối, mít, dứa, trung bình 1 năm, gia đình anh Nam thu lãi gần 1 tỷ đồng từ nuôi cầy vòi mốc.
Năm 2008, gia đình ông Nguyễn Đình Long, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch được hỗ trợ 1 đôi lợn rừng giống, thử nghiệm kết hợp chăn nuôi với trồng thanh long ruột đỏ theo Chương trình phát triển sản xuất cho nông dân.
Tận dụng diện tích đất đồi rộng, phế phẩm từ nông nghiệp, ông Long nuôi lợn hoàn toàn theo hình thức chăn thả tự nhiên.
Sau một thời gian, ông Long nhận thấy, lợn rừng rất ưa chuộng thức ăn từ cành, hoa thanh long – một trong những phụ phẩm nông nghiệp mà ông đang phải tốn nhiều công, chi phí tiêu hủy khi làm sạch vườn thanh long của gia đình.
Nhờ đó, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, chất lượng thịt thơm ngon và tiết kiệm chi phí.
Đến nay, cùng với cung cấp lợn rừng giống cho người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, gia đình ông Long có 100 lợn bố mẹ, lợn thịt và lợn con.
Theo hình thức chăn thả tự nhiên, từ 10 – 12 tháng lợn rừng có thể xuất bán, trọng lượng 40-50 kg/con, giá bán 130-140 nghìn đồng/kg, gia đình ông Long thu lãi gần 200 triệu đồng/năm.
Ông Long cho biết: Lợn rừng là động vật ăn tạp, dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt nên rất thích hợp với những vùng có nhiều đồi núi, cây cối.
Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ổn định, người nuôi cần hạn chế cho người lạ vào khu vực chuồng nuôi và tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ. Ngoài thức ăn tự nhiên như cây, hoa, cành, lá cần bổ sung tinh bột như cám gạo, ngô, khoai, sắn để thêm chất dinh dưỡng cho đàn lợn. Nhờ đó, thịt lợn luôn săn chắc, tỷ lệ nạc cao, giá bán ổn định.
Nuôi “con đặc sản” đã và đang trở thành hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, hầu hết việc đầu tư chăn nuôi chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát theo hình thức hộ gia đình.
Để chăn nuôi nói chung, chăn nuôi “con đặc sản” nói riêng trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững cho người dân, thời gian tới, cần thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng trong việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT, học hỏi kinh nghiệm, phòng, chống dịch bệnh theo định kỳ và lựa chọn con giống tốt, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường để tránh tình trạng “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Hồng Tính
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
- nuôi lợn đen li>
- đặc sản li>
- giống đặc sản li> ul>
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất