Lựa chọn những vật nuôi có vốn đầu tư ít, nguồn thu nhanh và ổn định là xu thế của nhiều nông hộ. Con dúi, một vật nuôi dễ tính đang được nhiều nông hộ chọn nuôi, qua đó tận dụng được sức lao động và nguồn thức ăn phong phú, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Anh Nguyễn Ngọc Sang giới thiệu về trại nuôi dúi giống
Anh Nguyễn Ngọc Sang chủ cơ sở cung cấp giống dúi Lâm Sang, đường Nguyễn Văn Trỗi, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) nhận xét rất cụ thể: “Không có con vật nuôi nào đầu tư ít, nhanh lớn, nhanh thu như con dúi giống. Nông hộ chỉ cần vài chục triệu đồng là có thể gầy được bầy dúi, có thu nhập ổn định hàng tháng”. Anh Sang đã gắn bó với việc nuôi dúi giống giữa những ngày tháng khó khăn trong mùa dịch COVID-19 và đã có thành công.
Anh Nguyễn Ngọc Sang kể lại, năm 2020, kinh tế của gia đình anh nói chung khó khăn, đình trệ vì dịch bệnh. Vậy là mày mò học hỏi, anh quyết định nuôi dúi, con vật được đánh giá là dễ tính, phù hợp với vùng cao nguyên nhiều cây, nhiều cỏ. Anh mày mò tìm học mô hình làm chuồng. Anh cho biết, thay vì xây chuồng thấp, nuôi dúi trong bể xi măng thì anh học cách nuôi dúi trong chuồng được ghép bằng các tấm gạch men. Các ô nuôi được đặt trên sàn có lót gạch, tránh hơi ẩm cũng như các sinh vật gây hại ảnh hưởng tới dúi.
Ban đầu, anh Nguyễn Ngọc Sang nuôi 5 cặp thử nghiệm. Anh nhận thấy con dúi ăn rất dễ, chỉ có củ mì, cỏ voi, cây đót, tre, lá các loại. Lượng ăn của dúi cũng không nhiều, tùy tuổi mà cung cấp thức ăn. Anh nuôi dúi đến đạt trọng lượng 1,2 kg mới bắt đầu ghép đôi theo tỷ lệ 1 dúi đực/3 dúi cái. Sau khi dúi cái có bầu sẽ được tách ra ô riêng. Dúi mẹ được ăn thêm cám gạo để đảm bảo dinh dưỡng. Dúi cái mang thai 45 ngày là sinh, mỗi lứa đạt từ 3, 4 dúi con. Dúi con được nuôi chung với mẹ 45 ngày, vừa bú vừa học cách ăn. Sau khi tách con, dúi mẹ có thể lên giống tiếp và một chu trình bắt đầu. Theo anh Sang, dúi mẹ có thể đẻ 3 lứa/năm, không nên để đẻ quá dày sẽ khiến dúi mẹ xuống sức, dúi con sinh ra không mạnh khỏe.
Khi tách ra nuôi theo lứa, dúi con 45 ngày tuổi đạt chừng 200 gam. Nuôi thêm 1 tháng là anh Sang xuất bán với giá 1,5 triệu đồng/cặp. Nếu nuôi thêm, bán dúi ở lứa tuổi có thể sinh sản ngay, giá 1 cặp dúi bố mẹ khoảng 2,5 – 3 triệu đồng. Bởi vậy, sau 3 năm nuôi dúi, từ 5 cặp ban đầu, hiện, trại dúi Lâm Sang có 160 con, đồng thời xuất bán thường xuyên. Anh Sang cho biết: “Nguyên mức đầu tư ban đầu của tôi không quá 20 triệu đồng cả tiền giống và nguyên vật liệu làm chuồng. Gạch men thì có thể tận dụng lại gạch cũ, công tự làm vì rất đơn giản. Dúi sinh sản rất nhanh nên chỉ 6 tháng là bắt đầu có dúi con sinh ra. Tháng nào cũng có dúi bán giống, là nguồn thu hiệu quả để tận dụng nguồn cây, lá quanh nhà”. Theo anh Sang, chỉ cần chú ý chăm sóc như giữ chuồng nuôi sạch sẽ, khoan tấm gạch men lót chuồng để phân dúi tự rơi khỏi chuồng. Vào ban đêm, cần dùng các tấm bìa carton để đậy chuồng dúi, vừa tránh lạnh, vừa giúp dúi không bị muỗi đốt.
Anh Nguyễn Ngọc Sang nuôi dúi giống “có giấy”, là dúi được cung cấp từ các trại giống đạt tiêu chuẩn, được cấp giấy chứng nhận. Bởi vậy, anh cũng xuất chuồng những lứa dúi có nguồn gốc rõ ràng. Anh cho biết, trại giống phải đăng ký nuôi động vật hoang dã, số lượng sinh sản phải khai báo và cấp giấy cho người mua. Đồng thời, anh lập nhóm zalo chăm sóc dúi những người mua giống từ trại Lâm Sang. Người nuôi cần bất cứ thông tin, hỗ trợ nào, anh có thể trao đổi ngay thông qua điện thoại.
Chị Lê Thị Thêm – khuyến nông viên thị trấn Di Linh nhận xét, trại giống Lâm Sang hoạt động có đăng ký, có báo cáo với địa phương về tình hình sản xuất giống dúi. Bà con khu vực thị trấn và các xã xung quanh, cả người ở tỉnh khác cũng về trại mua giống và phản hồi tốt về chất lượng con giống. Để giúp nông dân tiếp cận với vật nuôi đầu tư thấp, hiệu quả cao này, Trung tâm Nông nghiệp Di Linh cũng đầu tư cho bà con nông dân 10 mô hình nuôi dúi, hỗ trợ kinh phí mua giống để tăng thêm thu nhập, tận dụng nguồn cây, lá, tre phong phú của địa phương. Và trại dúi giống Lâm Sang sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật để nông dân thành công với con dúi.
DIỆP QUỲNH
Nguồn: Báo Lâm Đồng
- kỹ thuật nuôi dúi li>
- nuôi dúi li>
- mô hình nuôi dúi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất