Tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm gần đây, nông dân tại miền Tây đưa heo rừng về nuôi đạt kết quả rất khả quan. Nhờ nuôi heo rừng, nhiều người dân miền Tây thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
“Bén duyên” vùng nước mặn
Do sức đề kháng tốt, sống gần gũi với thiên nhiên, nên heo rừng dễ thích nghi với vùng nước mặn như Kiên Giang, Cà Mau. Tại những vùng đất này, nhiều hộ nuôi heo trắng đã chuyển qua nuôi heo rừng thành công.
Anh Đoàn Phan Dinh (bìa trái) hướng dẫn thanh niên chăm sóc heo rừng.
Ông Lâm Anh Lữ (ngụ phường 1, TP Cà Mau, Cà Mau) cho biết, trước đây do liên tục gặp cảnh heo rớt giá, thua lỗ phải “treo” chuồng, nên ông quyết tâm tìm một vật nuôi mới để cải thiện kinh tế gia đình. “Sau nhiều lần thua lỗ vì heo trắng, 6 năm trước, nhờ phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy nhiều hộ dân ở miền Tây nuôi heo rừng thành công nên quyết định mua 2 con giống về thả thử. Lúc này, chỉ cần tận dụng chuồng heo cũ, cho ăn bằng rau muống, lục bình dưới ao quanh nhà. Không ngờ vùng nước mặn mà heo lớn nhanh và sinh sản. Cứ thế tôi để tăng đàn, đến lứa nếu có ai hỏi mua thì bán để xoay vòng”, ông Lữ nói.
Không nuôi quy mô lớn, nhưng chuồng heo của ông Lữ luôn duy trì khoảng 8 con heo sinh sản, mỗi năm xuất bán hơn 30 con heo thịt với giá hơn 100.000 đồng/kg. Những ngày giáp Tết, ông Lữ khoe: “Heo rừng rất dễ nuôi, không kén thức ăn. Diện tích chỗ nuôi chỉ hơn 100m2 mà mỗi năm tôi kiếm lời trên 60 triệu đồng”. Bây giờ, trên bờ ông Lữ nuôi heo rừng dưới ao thả cá, ba ba… Ông là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền.
Cũng từng thất bại với con heo trắng, ông Quách Thanh Hầu (ngụ xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau) quyết đưa heo rừng về vùng nước mặn để mong đổi đời. “Để chuồng bỏ không thì uổng nên 7 năm trước, tôi liều vay 10 triệu đồng đi lên Bình Phước học cách chăm sóc và mua 2 cặp heo rừng giống về nuôi. Trong quá trình nuôi, tôi trao đổi với những người nuôi heo khác ở miền Tây để rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật, đồng thời tận dụng trái cây dạt ở các chợ cho heo ăn cùng với rau cỏ quanh nhà. Cứ thế đàn heo lớn dần và phát triển như hôm nay”, ông Hầu nói.
Mỗi năm ông Hầu xuất bán hơn 20 con heo giống cùng với 40 con heo thịt cho những người nuôi trong vùng, thu lời hơn 100 triệu đồng. Ngoài 2 mô hình trên, ở Cà Mau còn có hàng chục hộ khác cũng thành công với con heo rừng, góp phần cải thiện cuộc sống. Ông Nguyễn Văn Nhịp, Chủ tịch Hội Nông dân phường 1, cho biết: “Heo rừng là giống vật nuôi mới nhưng thích nghi nhanh với điều kiện thổ nhưỡng địa phương nên đạt hiệu quả cao. Chỉ cần tận dụng diện tích nhỏ có thể thả heo, thêm vào đó thịt heo rừng không sợ dội chợ, giảm giá vì nuôi là có người đến thu mua hết, qua đó giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Cùng nông dân làm giàu
Ở miền Tây, những người nuôi heo rừng ai cũng biết anh Đoàn Phan Dinh ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Dinh “heo rừng” là biệt danh mà người ta nhắc tới khi nói về thanh niên nổi tiếng có thâm niên “ăn, ngủ” với loài heo này. Việc anh Dinh giành Giải thưởng Lương Định Của năm 2018 đã ghi nhận những đóng góp của anh trong quá trình vươn lên và giúp người nuôi heo rừng tại miền Tây. Anh Dinh trải lòng: “Vậy chứ gian nan lắm, nhưng đó là thành quả giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với heo rừng”.
Anh Dinh cho biết trong quá trình học đại học tại Cần Thơ, anh thấy heo rừng dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng nên quyết khởi nghiệp với giống heo này. “Tuy đã mê heo rừng và có kế hoạch nuôi nhưng vì còn đang học nên tôi không có tiền, gia đình lại kịch liệt phản đối vì cho rằng ý tưởng viển vông nên ngăn cản tôi thực hiện”, anh Dinh tâm sự.
Việc thuyết phục gia đình bỏ đất, tiền ra để đầu tư nuôi heo rừng quả là gian nan, nhưng anh Dinh không bỏ cuộc. Năm 2010, khi đang học anh Dinh vẫn tranh thủ thời gian làm thêm để có tiền mua heo giống về nuôi. Sau một thời gian tích cóp, anh mua được 2 con heo rừng mang về quê và khoanh 50m2 đất trong vườn nhãn của gia đình nuôi. Những ngày không có tiết học, anh tranh thủ chạy về quê chăm sóc heo. Vừa nuôi, vừa áp dụng các kỹ thuật được học ở trường rồi rút kinh nghiệm dần, 2 con heo đầu tiên sinh sản anh để lại làm giống nhân đàn cũng như mua thêm heo con về nuôi.
Ông Lâm Anh Lữ tận dụng chuồng heo cũ để nuôi heo rừng rất thành công.
Anh Dinh kể: “Giống heo này ăn tạp nên nguồn thức ăn đa dạng, nhất là ở nông thôn nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhiều có thể chế biến làm thức ăn. Từ đó tôi quyết tâm nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi thông qua các thí nghiệm tại trường cũng như thực tiễn tại gia đình”.
Sau khi tốt nghiệp, anh Dinh quyết định rời thủ phủ miền Tây về quê chính thức khởi nghiệp với con heo rừng. Lúc này, anh Dinh quyết định mở rộng sản xuất thông qua cách làm ăn mới là đưa giống heo chất lượng đến với nông dân. Theo anh Dinh, thực tế nhiều người có đất diện tích rộng, có thể tận dụng nuôi heo rừng nhưng họ chưa nắm vững kỹ thuật nên anh là đầu mối chia sẻ kinh nghiệm, con giống để cùng nhau làm giàu. Bằng cách này, anh Dinh bán heo giống cho người nuôi sau đó sẽ cho cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh, cách thức cho ăn, tiêm phòng vắc-xin… rồi thu mua lại heo thịt hoặc heo giống.
Hiện, anh Dinh đang hợp tác với hàng trăm hộ dân ở miền Tây theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn các giải pháp nuôi và bao tiêu đầu ra trong 3 năm liên tục. Thường sau khoảng 4 – 6 tháng, các hộ chăn nuôi heo rừng có thể lãi khoảng 1 triệu đồng/con, riêng anh thu gom xuất bán từ 5-7 tấn heo thịt. Cách làm này bảo đảm người nuôi không lỗ, ngoài ra, anh còn hỗ trợ các hộ nuôi 50% số tiền lắp camera theo dõi đàn heo. Hiện cả hệ thống nuôi của anh đang có khoảng 1.700 con, đặc biệt trang trại tại Đồng Tháp luôn có khoảng 60 con heo nái để đảm bảo cung cấp heo giống cho nông dân.
Anh Dinh cũng nghiên cứu quy trình trị bệnh cho heo bằng thảo dược để phát triển vùng sản phẩm sạch và trồng 6 công cây thuốc nam để bán cho khách ăn kèm khi mua thịt heo. Các hộ nuôi được anh khuyến khích trồng thuốc nam xung quanh nhà để trị bệnh cho heo. Song song đó, anh tiến hành thử nghiệm đưa ra thị trường các sản phẩm giá trị gia tăng bán kèm cây thuốc nam như thịt heo rừng hun khói, gác bếp, heo quay, xông khói một nắng, heo sơ chế đóng gói… Anh còn tham gia hội chợ để quảng bá, liên kết với chính quyền để tăng độ bao phủ của vùng nuôi.
“Liên kết chủ yếu mang lại lợi ích chung, nông dân và tôi có lời còn người tiêu dùng thì có sản phẩm sạch. Hiện tôi đã có cửa hàng bán sản phẩm sạch tại Cần Thơ, Vĩnh Long, năm 2019 sẽ mở rộng mỗi tỉnh, thành ĐBSCL một cửa hàng”, anh Dinh nói.
Bà Trương Thị Tuyền, ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết trước đây gia đình nuôi heo trắng thường xuyên bị lỗ. Sau đó, được anh Dinh hỗ trợ bà tận dụng chuồng heo cũ nuôi 10 con heo giống, đến nay heo đã sinh sản và bà tiếp tục để nuôi lớn bán heo thịt. “Heo rừng dễ nuôi, không kén thức ăn lại được hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu đầu ra nên không sợ lỗ”, bà Tuyền nói.
Có thể nói, sau nhiều năm có mặt tại miền Tây, con heo rừng đang dần khẳng định vị thế khi giúp hàng trăm hộ dân ở Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau… thoát nghèo, vươn lên khá giả, đặc biệt việc liên kết nuôi heo để đảm bảo đầu ra đã và đang phát huy hiệu quả.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Nguồn: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi heo rừng li>
- chăn nuôi lợn rừng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Có bán heo ko ah