Khi bệnh dịch tả lợn châu Phi “càn quét” qua địa bàn, không thể tiếp tục nuôi lợn, không ít hộ chăn nuôi ồ ạt chuyển sang đầu tư nuôi gia cầm. Tuy nhiên, nếu người chăn nuôi không thận trọng khi tái đàn sẽ dễ xảy ra tình trạng rớt giá, khó tiêu thụ, rủi ro khi chăn nuôi gia cầm rất cao.
Hiện tại gia đình anh Hà Văn Lê (xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư) nuôi gà thay thế cho đàn lợn trước kia.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi khiến đàn lợn hơn 100 con gồm lợn nái, lợn thịt và lợn con của gia đình anh Hà Văn Lê, thôn Phúc Trung Bắc, xã Phúc Thành (Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) chết toàn bộ, thiệt hại kinh tế vài trăm triệu đồng. Hết lợn, nhìn chuồng trại trống trơn, rắc vôi bột trắng xóa, trong khi tiền vốn vay ngân hàng vẫn chưa có để trả, anh Lê sốt ruột, lòng như lửa đốt. Không thể nuôi lợn được, nhưng cũng không thể bỏ trống chuồng, anh Lê lập tức chuyển sang nuôi gà thịt. Hơn 1 tháng trước, anh đầu tư mua hơn 500 con gà ri lai, đến nay, gà đã 300 – 500 gram/con. Anh chia sẻ: Không biết nuôi gì bây giờ thì phải nuôi gà chứ nuôi gà mùa này nắng nóng quá, gà rất khó nuôi, dễ bị bệnh. Mà chuồng trại thiết kế để nuôi lợn khác với nuôi gà nên cũng không tận dụng được; tôi đành phải đầu tư làm lán trại khác để nuôi gà. Gà của nhà tôi hiện tại phát triển khỏe mạnh, dự kiến cho thu hoạch sau 4 – 5 tháng. Do cứ nuôi “liều” chứ chưa có đầu ra cụ thể nên điều tôi lo lắng nhất bây giờ là khâu tiêu thụ sản phẩm. Với số lượng gà lớn như hiện nay, nếu không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ chậm tôi cũng “chết dở” vì càng nuôi sẽ càng lỗ. Hoặc với giá gà ri lai như hiện tại là 70.000 – 100.000 đồng/kg thì người chăn nuôi có lãi, nhưng nếu giá gà sụt giảm mạnh thì lại thua lỗ. Nuôi gà, tôi cảm thấy như mình đang “đánh bạc” nhưng cũng đành liều vậy.
Ngay cạnh hộ anh Lê là hộ gia đình ông Hà Văn Ý. Cũng “xóa sổ” đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng thay vì nuôi gà thì ông Ý nuôi khoảng 500 con ngan, vịt. Chuồng nuôi lợn được ông Ý “biến tấu” thành chuồng nuôi ngan, vịt. Phần chuồng sâu trước kia để lợn tắm, ông Ý bơm nước vào thành “ao” cho vịt, ngan bơi đùa, bên trên chuồng nổi của lợn thì ông đặt các tấm đan bằng tre, luồng để ngan, vịt nằm đậu, rỉa lông. Cái ao của gia đình, trước chỉ nuôi cá, thì giờ kết hợp thả thêm vài trăm con ngan. Ông Ý chia sẻ: Ông không có kinh nghiệm nuôi gia cầm, nhiều năm qua chỉ quen nuôi lợn, nhưng hiện tại chưa được phép tái đàn lợn nên đành “xoay ngang” nuôi tạm thời vài lứa ngan, vịt. Ông cũng chưa biết sẽ tiêu thụ đàn ngan, vịt này như thế nào vì chưa tìm được đầu ra nào cả.
Thời điểm này, không riêng hộ ông Lê, ông Ý mà rất nhiều hộ chăn nuôi ở Phúc Thành đã chuyển sang nuôi gia cầm: gà, ngan, vịt để thay thế cho nuôi lợn. Ông Trương Văn Huy, Trưởng ban Chăn nuôi và Thú y xã Phúc Thành cho biết: Vừa qua, xã có 285 hộ chăn nuôi lợn, trong đó có 2 trang trại lớn và trên 70 gia trại quy mô nuôi từ 50 con lợn trở lên. Bệnh dịch tả lợn châu Phi “càn quét” qua khiến Phúc Thành thiệt hại gần 120 tấn lợn, là một trong những xã thiệt hại lớn nhất huyện Vũ Thư. Thiệt hại kinh tế lớn càng khiến nông dân sốt sắng, lo lắng tìm con vật nuôi khác để tái đàn khi chưa thể tái đàn lợn. Tuy nhiên, xã không khuyến khích bà con vội vã tái đàn, dù là gia cầm trong giai đoạn này, vì hiện tại, khâu vệ sinh, khử trùng chuồng trại là bắt buộc và được ưu tiên thực hiện. Các chuồng nuôi lợn, bà con cần xử lý tiêu độc, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, có thể để trống chuồng nuôi 1 thời gian cần thiết. Chúng tôi khuyến cáo bà con với các ao hồ, vườn rộng bảo đảm thì có thể đầu tư nuôi gia cầm, tuy nhiên không nên vội vã tái đàn với số lượng lớn nếu chưa có đầu ra ổn định. Nếu tái đàn ồ ạt, với số lượng lớn gia cầm thì rủi ro sẽ rất cao vì có thể khó khăn về đầu ra và giá cả khi tiêu thụ, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Không riêng người chăn nuôi Phúc Thành mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vũ Thư cũng đang loay hoay bài toán tái đàn sau bệnh dịch tả lợn châu Phi; trong đó nhiều hộ “đánh liều” tái đàn nuôi gia cầm với số lượng lớn. Bà Lưu Thị Thu Hoài, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho biết: Đến nay, 100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi với trên 2.000 tấn lợn đã bị tiêu hủy. Thời điểm này, trên địa bàn huyện vẫn còn hàng chục nghìn con lợn khỏe mạnh, bệnh dịch tả lợn vẫn có diễn biến hết sức phức tạp, chưa thể khống chế. Trong điều kiện này, Trạm với vai trò là đơn vị chuyên môn đã sớm tham mưu cho UBND huyện ban hành công văn tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tái đàn lợn trong thời gian có dịch. Theo đó, chúng tôi chỉ đạo, hướng dẫn 100% hộ chăn nuôi không nhập đàn, nuôi mới lợn; chính quyền địa phương quản lý kiểm soát nghiêm ngặt số lợn nái khỏe mạnh, số lợn tăng so với tổng đàn đã thống kê. Song song với đó, chúng tôi hướng dẫn bà con thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Đối với việc nuôi gia cầm ồ ạt số lượng lớn thay thế cho nuôi lợn, huyện cũng không khuyến khích vì có quá nhiều rủi ro đến với người chăn nuôi. Hiện tại đang là mùa hè, nắng nóng, thời tiết thay đổi bất thường, gà dễ mắc dịch bệnh, hơn nữa các hộ này hầu hết chỉ có kinh nghiệm nuôi lợn, chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi gà, vịt, ngan nên rủi ro do gia cầm mắc dịch bệnh rất cao.
Thứ hai là hầu hết các hộ có tâm lý “lợn dịch thì gà, vịt có giá” nên ồ ạt đồng thời nuôi gia cầm với số lượng lớn, trong khi đầu ra chưa có, giá cả bấp bênh mà đầu tư chi phí nuôi gia cầm cũng rất cao. Vì vậy, hiện tại chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư tái đàn gia cầm thay thế cho đàn lợn. Các hộ có môi trường chăn nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh dịch bệnh thì có thể nuôi gia cầm với số lượng đàn nuôi cân bằng với khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình; tuy nhiên phải làm tốt khâu bảo đảm vệ sinh chăn nuôi và nắm bắt tốt kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Vận động các hộ tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể để bao tiêu sản phẩm gia cầm trước khi tổ chức tái đàn gia cầm nhằm giảm thiểu rủi ro gây thiệt hại về kinh tế. Nếu rủi ro này xảy ra thì người chăn nuôi vừa chịu hậu quả nặng nề từ lợn, sẽ phải gánh thêm thiệt hại do chăn nuôi gia cầm.
Quỳnh Lưu
Nguồn: Báo Thái Bình
- tái đàn li>
- gia cầm li>
- đàn gia cầm li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất