[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Peptides là tên gọi chung của các phân tử protein đã được thủy phân thành từng đoạn ngắn chỉ bao gồm một số ít các acid amin còn liên kết với nhau. Các thông tin cơ bản về peptides kháng khuẩn đã được giới thiệu ở Tạp chí Chăn nuôi, số tháng 08/2023. Trong bài viết này sẽ giới thiệu về việc sử dụng chế phẩm chứa peptides kháng khuẩn, có tên thương mại Halor Tid trong thức ăn chăn nuôi heo từ sau cai sữa đến xuất chuồng.
Sử dụng chế phẩm Halor Tid trong thức ăn chăn nuôi heo tăng trưởng (heo thịt)
Thí nghiệm thực hiện tại Trại thực nghiệm chăn nuôi thuộc Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 7-11/2023 với 48 heo con sau cai sữa lai ba máu, khối lượng cơ thể bình quân 8 kg/con, được chia vào 4 lô, mỗi lô có 6 lần lập lại.
Tất cả 48 heo con sau cai sữa lai 3 máu được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố vào 4 nghiệm thức (lô thí nghiệm), mỗi lô có 6 lần lặp lại (ô chuồng), mỗi ô chuồng có 2 con heo gồm 1 đực và 1 cái. Heo ở các lô được phân bổ đồng đều về khối lượng cơ thể và giới tính. Các lô lần lượt được ký hiệu là I, II, III và IV.
Lô I là lô đối chứng âm, heo được cho ăn thức ăn cơ bản (TĂCB) không sử dụng kháng sinh và cũng không có các chế phẩm chiết xuất từ thực vật, acid hữu cơ, probiotics và peptides kháng khuẩn.
Lô II là đối chứng dương, heo được cho ăn TĂCB có 2 loại kháng sinh Colistin 1% và BMD 10% trong suốt quá trình nuôi dưỡng với mục đích chính là phòng ngừa nhóm vi khuẩn E. coli và Clostridium perfringens, nhất là ở giai đoạn sau cai sữa, 7-15kg.
Lô III heo được cho ăn TĂCB có bổ sung chế phẩm chiết xuất từ thực vật, acid hữu cơ và probiotics nhằm thay thế kháng sinh để tăng cường sức khỏe đường ruột của heo.
Lô IV được cho ăn TĂCB có bổ sung chế phẩm chiết xuất từ thực vật, acid hữu cơ và phần probiotics được thay chế bằng chế phẩm chứa peptides kháng khuẩn có tên thương mại là Halor Tid.
Halor Tid là một chế phẩm chứa peptide kháng khuẩn tên gọi là Citrocin. Citrocin là chuỗi peptide gồm 19 acid amin xoắn với nhau như dây cột ngựa. Dạng cấu trúc xoắn này giúp Citrocin ổn định ở nhiệt độ cao và chống lại sự thoái hóa protein. Theo giới thiệu của nhà sản xuất (Beijing Enhalor International Tech Co. Ltd.) Halor Tid có tác dụng ngăn ngừa hoạt động, phát triển của các vi khuẩn có hại như E.coli và Salmonella.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm sử dụng Halor Tid trong thức ăn heo thịt
|
Lô I Đối chứng âm |
Lô II Đối chứng dương |
Lô III Chế phẩm sinh học |
Lô IV Chế phẩm sinh học + Halor Tid |
Số heo thí nghiệm |
12 |
12 |
12 |
12 |
Số lần lập lại |
6 |
6 |
6 |
6 |
Thức ăn |
Căn bản |
Căn bản |
Căn bản |
Căn bản |
Kháng sinh |
Không |
Có |
Không |
Không |
Silvafeed |
0 |
0 |
500 g/T |
500 g/T |
Acid hữu cơ |
0 |
0 |
2000 g/T |
2000 g/T |
Probiotics |
0 |
0 |
1000 g/T |
0 |
Halor Tid |
0 |
0 |
0 |
500 g/T |
Ghi chú: Các chế phẩm bổ sung có liều sử dụng cố định trong suốt thí nghiệm.
– Halor Tid là tên thương mại của chế phẩm chứa peptides kháng khuẩn với hoạt chất chính là loại peptide có tên hóa học là Citrocin do Công ty Enhalor sản xuất và được Công ty TNHH Ánh Dương Khang phân phối tại Việt Nam.
– Silvafeed là tên thương mại của chế phẩm chiết xuất từ thực vật được sản xuất tại Ý, chứa polyphenols kháng khuẩn, cũng do Công ty TNHH Ánh Dương Khang phân phối tại Việt Nam.
– Acid hữu cơ là loại chế phẩm chứa duy nhất acid formic và probiotics là loại chứa vi khuẩn Bacillus spp. nồng độ 109 CFU/g.
– Kháng sinh sử dụng trong thức ăn của lô II là BMD 10% và Colistin 1% với liều dùng lần lượt là 300 g/T và 500 g/T để phòng ngừa chủ yếu là Clostridium perfringens và E.coli gây tiêu chảy.
Các kết quả ghi nhận được trên heo ở thử nghiệm này được trình bày trong Bảng 2 và Bảng 3.
Bảng 2. Kết quả sử dụng Halor Tid trong thức ăn heo từ sau cai sữa đến xuất chuồng
|
Lô I |
Lô II |
Lô III |
Lô IV |
P |
|||||
KL heo ban đầu, kg/con |
8,06 ± 1,12 |
8,02 ± 0,68 |
8,02 ± 0,54 |
8,03 ± 0,74 |
0,999 |
|||||
KL kết thúc GĐ I, kg/con |
27,91 ± 7,25 |
30,01 ± 3,76 |
29,54 ± 3,17 |
30,47 ± 2,58 |
0,548 |
|||||
KL xuất chuồng, kg/con |
89,30 ± 28,40 |
97,61 ± 6,17 |
96,94 ± 8,25 |
97,78 ± 6,4 |
0,478 |
|||||
TTTĐ GĐ I, kg/con/ngày |
0,473 ± 0,22 |
0,524 ± 0,07 |
0,512 ± 0,12 |
0,534 ± 0,06 |
0,358 |
|||||
TTTĐ toàn TN, kg/con/ngày |
0,752 ± 0,26 |
0,830 ± 0,06 |
0,823 ± 0,08 |
0,831 ± 0,06 |
0,467 |
|||||
FCR GĐ I, kg TĂ/kg tăng trọng |
1,760a ± 0,40 |
1,550ab ± 0,12 |
1,565ab ± 0,16 |
1,545b ± 0,12 |
0,043 |
|||||
FCR toàn TN, kg TĂ/kg tăng trọng |
2,490 ± 0,48 |
2,330 ± 0,08 |
2,250 ± 0,11 |
2,240 ± 0,09 |
0,331 |
Ghi chú: các giá trị trong cùng 1 hàng mang ký tự khác nhau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở P < 0,05.
KL: khối lượng; TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối; GĐ: giai đoạn; FCR: feed conversion ratio – hệ số chuyển hóa thức ăn; TN: thí nghiệm
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy thức ăn có bổ sung kháng sinh hoặc các chế phẩm sinh học; các chế phẩm sinh học Silvafeed + acid hữu cơ + Halor Tid có tác động tốt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thí nghiệm, heo con còn non yếu. Từ đó có ảnh hưởng lan truyền đến khối lượng cơ thể heo lúc xuất chuồng. Chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt là hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) có kết quả tốt nhất ở lô heo được ăn thức ăn có bổ sung Silvafeed + acid hữu cơ và Halor Tid ở giai đoạn đầu thí nghiệm và ở toàn thí nghiệm (1,545 và 2,240), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với heo ở lô đối chứng âm (1,760 và 2,490).
Một kết quả khá thú vị là heo ở lô II, thức ăn có bổ sung hai loại kháng sinh, tuy có đạt mức tăng trọng cao hơn heo ở lô I, không bổ sung kháng sinh, nhưng cũng do ảnh hưởng của kháng sinh đã gây tác động bất lợi đến nhóm vi sinh vật có lợi trong đường ruột của heo, làm cho khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất từ thức ăn của heo bị suy giảm nên tính trong toàn thí nghiệm thì FCR của heo ở lô II này không tốt bằng so với FCR của lô III, và càng không tốt khi so với FCR của heo ở lô IV, được cho ăn thức ăn có bổ sung Silvafeed + acid hữu cơ + Halor Tid (chế phẩm chứa peptides kháng khuẩn). Có nghĩa là các chế phẩm tự nhiên có tính kháng khuẩn như Halor Tid cùng với Silvafeed với sự hỗ trợ của acid hữu cơ đã giúp tăng cường sức khoẻ đường ruột theo hướng tạo cân bằng vi sinh vật đường ruột có lợi cho heo không những đã giúp đường ruột heo khoẻ mạnh, giảm tiêu chảy mà còn giúp cho sự tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn nên heo khoẻ, lớn nhanh mà ít tiêu tốn thức ăn cho sự tăng trọng này.
Bảng 3. Các kết quả ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi heo
|
Lô I |
Lô II |
Lô III |
Lô IV |
% giảm tỷ lệ ngày con tiêu chảy so với lô I |
– |
– 17,45 |
– 13,24 |
– 21,36 |
Tổng tăng trọng heo TN (kg) |
975 |
1.075 |
1.067 |
1.077 |
Số heo chết trong thời gian thí nghiệm |
1 |
0 |
0 |
0 |
Chi phí TĂ + thuốc (vnd/lô) |
23.195.734 |
25.763.764 |
24.945.568 |
25.303.260 |
Chi phí TĂ + thuốc/kg tăng trọng (vnd/kg) |
23.790 |
23.966 |
23.379 |
23.494 |
Chênh lệch so với lô I (vnd/kg) % chênh lệch so với lô I |
– – |
+ 176 + 0.74 |
– 411 – 1,74 |
– 296 – 1,25 |
Chênh lệch so với lô II (vnd/kg) % chênh lệch so với lô II |
– |
– |
– 587 – 2,45 |
– 472 – 1,97 |
Bảng 3 cho thấy với heo cho ăn thức ăn có bổ sung hai loại kháng sinh (lô II) hoặc bổ sung chiết xuất thực vật Silvafeed + acid hữu cơ + probiotics (lô III) hoặc bổ sung chiết xuất thực vật Silvafeed + acid hữu cơ + peptides kháng khuẩn Halor Tid (lô IV) đều có tác dụng giúp heo giảm bớt tiêu chảy, tăng trọng cao hơn và từ đó có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp (tốt hơn) nên dẫn đến có tổng chi phí thức ăn + thuốc điều trị đều thấp hơn so với heo của lô đối chứng âm (lô I), vốn được cho ăn thức ăn không có bổ sung các phương tiện hỗ trợ đường ruột nào. Thậm chí, trong tháng nuôi thí nghiệm đầu tiên, heo ở lô I tiêu chảy nặng nên tuy vẫn được điều trị bằng thuốc nhưng đã có 01 heo suy yếu đến chết so với ba lô còn lại không chết heo nào.
Cũng trong bảng 3 cho thấy, khi tính đến hiệu quả kinh tế thông qua so sánh chi phí (thức ăn + thuốc điều trị/kg tăng trọng heo), ở lô I là không tốt, tức là chi phí này khá cao. Đồng thời ở lô II, thức ăn có bổ sung kháng sinh vừa có giá thành thức ăn cao và vừa có FCR cao nên chi phí này là cao nhất, còn cao hơn cả ở lô I.
Có thể thấy trong chăn nuôi heo thịt, việc bổ sung bộ các chế phẩm chiết xuất thực vật Silvafeed + acid hữu cơ + probiotics hoặc bộ các chế phẩm chiết xuất thực vật Silvafeed + acid hữu cơ + peptides kháng khuẩn Halor Tid sẽ là các giải pháp tốt nhất vì vừa giúp heo khoẻ mạnh, ít tiêu chảy trong thời gian nuôi, mà còn giúp heo có khả năng chuyển hóa dưỡng chất trong thức ăn tốt nên đưa đến chi phí (thức ăn + thuốc điều trị/kg tăng trọng của heo) là thấp nhất; tạo cơ hội đưa đến lợi nhuận cho người chăn nuôi cao hơn, nhất là khi giá bán heo không phải là tốt như trong giai đoạn hiện tại.
Kết luận
Để chăn nuôi heo thuận lợi, có lợi nhuận cao thì cần có giải pháp phù hợp vừa tăng cường sức khoẻ heo vừa giúp heo có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Giải pháp phù hợp này là bộ các chế phẩm chiết xuất thực vật Silvafeed + peptides kháng khuẩn Halor Tid + acid hữu cơ hoặc có thể cả probiotics nữa để bảo đảm cho sức khoẻ đường ruột của heo, nhất là giai đoạn heo con từ sau cai sữa đến khoảng 25-30 kg.
Có thể nên xem xét giảm bớt liều dùng các chế phẩm nêu trên ở giai đoạn heo lớn, trên 60 kg trở lên để vẫn có kết quả tốt về năng suất chăn nuôi nhưng tăng hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ vào việc giảm được giá thành thức ăn.
Liên hệ: CÔNG TY TNHH MTV DINH DƯỠNG ÁNH DƯƠNG KHANG
Địa chỉ: 90/19 Đường số 2, KP1, P. Phú Mỹ, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0938.171.477 (Mr Khoa) * Email: [email protected]
- Peptides kháng khuẩn li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất