Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị được xem là giải pháp cứu ngành chăn nuôi khỏi những khó khăn hiện nay, tuy nhiên, giá thành sản xuất cao, nhiều bất cập trong quy định về triển khai đầu tư, sự liên kết lỏng lẻo giữa các mắt xích,… đang là những rào cản để thực hiện được mục tiêu này.
Quá nhiều rào cản
Tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu rà soát các rào cản thể chế ảnh hưởng tới thương mại nông sản thị trường nội địa, tập trung chủ yếu vào 2 sản phẩm là thịt lợn và thịt gà do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Trần Thị Thanh Nhàn, Bộ môn Nghiên cứu thị trường ngành hàng (IPSARD) cho hay, có quá nhiều rào cản để xây dựng chuỗi sản xuất khép kín cho ngành chăn nuôi.
Quầy bán thịt lợn an toàn của Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ.
Thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước có tăng nhưng sản xuất trong nước còn tăng nhanh hơn so với nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể, tốc độ tiêu dùng thịt giai đoạn 2010 – 2016 tăng 2%, riêng năm 2016 tăng 3,84%, trong đó thịt lợn chiếm tỷ lệ tới 70%. Bên cạnh đó, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm cũng tăng đáng kể, 11 tháng năm 2016, sản lượng thịt lợn nhập khẩu là 9.315 tấn, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tốc độ tiêu dùng tăng nhưng vẫn chưa là gì so với tốc độ tăng của sản lượng thịt hơi khi năm 2007 mới đạt trên 3 triệu tấn thì đến năm 2016 con số này đã là 5 triệu tấn.
Mặt khác, giá cả các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi trong nước đang cao hơn so với nước ngoài. Cụ thể, giá sản xuất thịt lợn của Việt Nam là 2,08 USD/kg, trong khi Mỹ là 1,41 USD/kg; thịt bò 2,53 USD/kg trong khi Úc 1,77 USD/kg. Điểm đáng chú ý là, người tiêu dùng trong nước đánh giá cao sản phẩm nhập khẩu. Đây là khó khăn mà người sản xuất và doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới.
Bà Nhàn cho hay, hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước đang phải đối diện với nhiều bất cập. Thủ tục xin cấp phép đầu tư cho các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung phải tuân thủ qua 8 bước. Trong đó, dự án thực hiện trên khu đất đã nằm trong vùng quy hoạch tập trung nhưng vẫn phải tuân thủ theo các bước này, gây khó khăn và không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Đất đã vào khu quy hoạch tập trung nhưng vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cũng rất khó khăn. Sự không thống nhất và có quá nhiều quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh của cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán thực phẩm khiến cho doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi gặp khó trong việc tuân thủ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đào Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh chia sẻ, do khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn ngân hàng. “Để vay vốn chúng tôi phải thế chấp nhưng có đem cả nhà máy ra cầm cố ngân hàng thì số tiền vay được cũng như muối bỏ bể vì được định giá quá thấp. Nhà máy của tôi trị giá 95 tỷ đồng nhưng khi làm thủ tục vay vốn, ngân hàng chỉ định giá tài sản và cho vay 16 tỷ đồng, số vốn này quá nhỏ so với nhu cầu thực tế”, ông Vinh nêu một thực tế.
Nhóm bất cập thứ hai là bất cập trong quy định về quản lý giết mổ trong chăn nuôi. Các chính sách quy hoạch và hỗ trợ phát triển các khu giết mổ tập trung chưa hiệu quả, chồng chéo, chưa hợp lý và chưa cập nhật bởi trùng với quy hoạch phân khu đô thị, xa các điểm phân phối thịt, không phù hợp với quy hoạch nông thôn mới và tình hình phát triển của địa phương. Những yếu tố này không khuyến khích việc giết mổ ở các cơ sở tập trung đã được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước, gây lãng phí, đồng thời không kiểm soát được giết mổ nhỏ lẻ, không khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư nâng cấp.
Nhóm bất cập thứ 3 liên quan đến quy định về kiểm dịch và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Cụ thể, Thông tư 24/2013/TT-BYT quy định về mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm đối với 59 hóa dược. Trong khi đó, QCVN 01-10:2009/BNNPTNT và QCVN 01-12:2009/BNNPTNT có đề cập nhưng chỉ có 19 kháng sinh, hóa dược đối với gà và 09 kháng sinh, hóa dược đối với lợn… gây khó cho doanh nghiệp trong thực thi và khó cho công tác quản lý.
Ngoài ra, thu phí kiểm dịch theo lô hàng không tính lớn, nhỏ đã làm tăng chi phí cho doanh nghiệp nhỏ, dẫn tới khó cạnh tranh. Tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật cho thịt nhập khẩu yếu, đặc biệt là nội tạng động vật. Điều này gây khó khăn trong quản lý, cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng chất lượng cao, thấp, hàng trong nước và nhập khẩu…
Đã đến lúc thay đổi thói quen tiêu dùng
Theo ông Vinh, ngoài những bất cập về chính sách, chính thói quen tiêu dùng hiện nay cũng làm khó việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín. “An toàn vệ sinh thực phẩm là một đòi hỏi tất yếu nhưng hiện nay chỉ tính riêng trên địa bàn TP.Hà Nội, 80% lượng thực phẩm được giết mổ theo phương pháp thủ công, người tiêu dùng vẫn quen mua thịt nóng trong khi các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận, thói quen này hoàn toàn không đúng, vừa không an toàn vừa mất vệ sinh. Ở các nước khác, làm mát thịt, sau đó cấp đông là một yêu cầu bắt buộc trước khi đưa ra thị trường để thịt có thời gian chuyển hóa các chất còn tồn dư. Vì vậy, phải tuyên truyền để thay đổi thói quen của người tiêu dùng, thay vì dùng thịt tươi nóng thì chuyển sang dùng thịt đã được làm mát cấp đông thì các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi khép kín mới có thể cạnh tranh được với các tiểu thương ở chợ truyền thống”, ông Vinh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nhấn mạnh, liên kết theo chuỗi từ trồng trọt đến chăn nuôi sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm nhưng nếu chưa thay đổi được thói quen của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp đi theo hướng này sẽ còn gặp khó khăn. “Ở nước ngoài, người ta quy định thịt phải được làm mát đủ 3 ngày mới được đưa ra thị trường nhưng cho đến nay, ngành chăn nuôi của chúng ta vẫn chưa đưa ra được một tiêu chí cụ thể nào cho sản phẩm. Chỉ có những quy định cụ thể và giám sát việc thực hiện những quy định ấy thì chợ truyền thống mới co hẹp dần”, ông Tường nói.
Kinh nghiệm từ Đồng Nai
Được biết, Đồng Nai là địa phương duy nhất trong cả nước tính đến thời điểm này đã xây dựng được quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung và xây dựng được các cơ sở sản xuất an toàn theo quy trình VietGAHP. Đến nay, tỉnh này đã quy hoạch 139 vùng phát triển chăn nuôi với tổng diện tích 15.722,7ha; đã có 596 trang trại trong vùng quy hoạch (chiếm 35%). Trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở có hệ thống lưu trữ cấp đông với công suất 123 tấn gồm : Công ty Hà Sơn (50 tấn), Công ty Minh Giang (20 tấn), cơ sở Dũng Lan (3 tấn), cơ sở Quốc Huân (50 tấn) ; cũng đã có 483 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Trong đó có 252 cơ sở chăn nuôi gà an toàn với bệnh cúm gia cầm và Newcastle (đạt 53%); 219 cơ sở chăn nuôi heo an toàn với bệnh lở mồm long móng, dịch tả (đạt 12,9%); có 54 trang trại chăn nuôi đạt chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Đồng Nai cũng đã xây dựng được 12 chuỗi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn.
Tuy đạt được một số kết quả bước đầu nhưng theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi hiện nay còn yếu, phụ thuộc nhiều khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc. Việc áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) chưa được người chăn nuôi chú trọng, quan tâm và tự nguyện tham gia thực hiện.
Để tháo gỡ những khó khăn này, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang xây dựng đề án: “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ trang trại đến bàn ăn giai đoạn 2018 – 2020 với mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn, giảm giá thành trong sản xuất thông qua các giải pháp như: hướng dẫn người dân lựa chọn các giống vật nuôi tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt, quản lý tốt về dịch bệnh để giảm tỷ lệ chết; tổ chức sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã,… để thu mua các nguyên liệu đầu vào, tổ chức phối trộn thức ăn giảm các khâu trung gian trong phân phối thức ăn chăn nuôi. Triển khai các điểm bán thịt heo an toàn, giá rẻ, phù hợp cho người tiêu dùng, góp phần giải quyết sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Tổ chức liên kết trong sản xuất chăn nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã,… để mua trực tiếp nguyên liệu đầu vào từ các cơ sở sản xuất, giảm các khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất.
Khánh Nguyên
Nguồn: Báo Kinh Tế Nông Thôn
- chuỗi sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất