[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu bên ngoài. Quy hoạch vùng nguyên liệu TĂCN như ngô, đậu tương vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người chăn nuôi.
Giá TĂCN cao khiến lợi nhuận của người chăn nuôi thấp
Từ nuôi lợn, gà, vịt bằng ngoại tệ…
Từ năm 2008 đến nay, người chăn nuôi ở nước ta vẫn đang còng lưng nuôi gia súc, gia cầm bằng TĂCN ngoại nhập, trong khi giá bán TĂCN luôn cao, nhiều thời điểm trở thành vấn đề nóng bỏng. Khi sản phẩm xuất khẩu cũng như giá trị kim ngạch của ngành chăn nuôi rất thấp thì người chăn nuôi vẫn nuôi lợn, gà, vịt bằng…ngoại tệ.
Khối lượng nguyên liệu TĂCN nhập khẩu vào nước ta không ngừng tăng. Thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2013, cả nước phải chi khoảng 4,5 tỷ USD để nhập 9,2 triệu tấn nguyên liệu TĂCN. Tới năm 2015, tổng sản lượng TĂCN nhập khẩu là 14,3 triệu tấn, tương đương 5,03 tỉ USD. Trong đó, nhóm thức ăn giàu năng lượng 7,78 triệu tấn (tương đương 1,71 tỉ USD), nhóm thức ăn giàu đạm 6 triệu tấn (tương đương 2, 6 tỷ USD), nhóm thức ăn bổ sung và thức ăn khác trị giá 438.000 tấn (tương đương 714 triệu USD). Ngành chăn nuôi nước ta nhập nhiều nhất ngô và đậu tương để sản xuất thức ăn.
Ngành sản xuất TĂCN của Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có quá nhiều phí, đẩy giá TĂCN trong nước lên cao. Trong đó phí vận chuyển của Việt Nam luôn tăng cao hơn các nước trong khu vực và đồng USD gia tăng. 50% nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước nhập từ Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil…
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, không thể chấp nhận việc giá TĂCN của Việt Nam cao hơn cả Thái Lan và luôn cao hơn các nước khác 15% – 20%, dẫn đến sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam không cạnh tranh được.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang có lợi thế sản xuất lúa gạo nhưng lại yếu kém về nguồn nguyên liệu TĂCN. Theo dự báo của Tập đoàn Bunge (Mỹ) chuyên cung cấp TĂCN, nhu cầu nhập khẩu ngô của Việt Nam đã lên 3,5 – 4 triệu tấn/ năm. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, TĂCN chiếm 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi của nông dân. Do phải phụ thuộc quá nhiều vào TĂCN nhập khẩu nên chỉ cần thị trường ngoại tệ có chút biến động tỷ giá USD là ngành chăn nuôi và thị trường thực phẩm trong nước lại như “ngồi” trên lửa. Hai thứ mà nông dân sợ nhất là dịch bệnh xảy ra và thiếu TĂCN trong nước, phải mua nguyên liệu ngoại nhập dẫn tới sản xuất khó khăn, phập phù. Chưa kể tình trạng doanh nghiệp bắt tay làm giá trên lưng nông dân, đẩy giá TĂCN lên cao.
Tới đề án xây dựng vùng nguyên liệu TĂCN…
Xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã qua thời “gái son”, đang sụt giảm và tỏ ra kém cạnh tranh với các nước trong khu vực. Xuất khẩu nhiều, lợi nhuận thấp, nỗi lo thừa lúa gạo luôn thường trực trong nông dân sau mỗi mùa thu hoạch… Cung vượt cầu và bài toán đầu ra cho lúa gạo trở thành nỗi lo là điều tất yếu. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi thiếu nguyên liệu TĂCN, Bộ NN&PTNT đã triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Theo đó, xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là giải pháp quan trọng nhằm tăng thu nhập cho nông dân theo hướng chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa và phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014 – 2020.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, cần giảm dần phụ thuộc vào TĂCN ngoại, tăng cường năng lực chủ động nguyên liệu trong nước là giải pháp khả thi nhất để giúp nông dân và doanh nghiệp, chủ trang trại giảm giá thành chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Đặc biệt, trong bối cảnh gia nhập TPP và tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước khác. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Bộ NN&PTNT đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mục tiêu đó khó đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN ổn định, và giải pháp là phải bắt đầu từ sự mạnh dạn trong chính sách và quy hoạch lại.
Chuyển đổi từ cây lúa ở ngay chính vựa lúa ĐBSCL sang trồng ngô là một quyết định mạnh dạn, sáng suốt. Lâu nay, ĐBSCL vẫn đang được coi là cái nôi lúa gạo xuất khẩu của nước ta, diện tích và tổng sản lượng lúa chiếm tới hơn 50% cả nước. Do đó, chủ trương chuyển đổi để “giảm tải” cho sản lượng lương thực tăng lên, có nguy cơ thừa và nỗi lo đầu ra… đã được nông dân và các địa phương ĐBSCL hồ hởi đón nhận như một chính sách cởi trói và tạo điều kiện làm giàu, nâng cao giá trị thu nhập sau nhiều năm chúng ta quyết tâm giữ đất lúa. Trên thực tế như hiện nay, giá trị từ trồng ngô luôn cao gấp 2 – 3 lần trồng lúa.
PGS-TS Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm cho rằng ngô chuyển gen là thành tựu của thế giới; Việt Nam đã cho sử dụng ngô, đậu tương, bông… giúp giảm đầu tư thuốc bảo vệ thực vật, nhưng cũng khó kỳ vọng tạo ra bước đột phá quá lớn. Ngoài ra, phải xem lại cách trồng cây vụ đông, không chỉ đưa vào cơ cấu phụ mà cần chọn giống đậu tương dài ngày đưa lên miền núi làm một vụ 6 tháng.
Về giải pháp trước mắt, “tăng diện tích trồng ngô, tăng năng suất cây trồng và trồng thêm cây biến đổi gen. Về dài hạn, phải đầu tư nghiên cứu khoa học cho lĩnh vực này”, ông Hoàn đề nghị.
Tốc độ chuyển đổi còn chậm
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt với mục đích tăng diện tích trồng ngô, đậu tương phục vụ chăn nuôi, sự chuyển biến chưa mạnh. Tháng 3/2016, tại hội nghị bàn về tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho rằng: “Đang từng bước và dần chủ động nguồn nguyên liệu TĂCN nhưng không thể nhanh, đã có cố gắng nhưng tốc độ vẫn chậm. Cái này chúng tôi chỉ hưởng “sái” của ngành trồng trọt. Trong vài năm tới, ngành chăn nuôi vẫn phải nhập 5 – 6 tỷ USD nguyên liệu TĂCN”.
Trao đổi với phóng viên Chăn nuôi Việt Nam, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam khẳng định, Việt Nam không có thế mạnh trồng đậu tương. Hiện nay, diện tích trồng đậu tương chỉ khoảng 100.000 ha, năng suất chỉ 12 – 13 tạ/ ha, trong khi ở Mỹ là 40 – 50 tạ/ha. Nhu cầu dùng đậu tương làm TĂCN rất lớn, mỗi năm chúng ta nhập tới 4 triệu tấn đậu tương.
Diện tích ngô nước ta hiện nay vẫn khoảng 1 triệu ha, năng suất cũng chỉ 4 – 5 tấn/ha, trong khi nước ngoài 9 – 10 tấn/ha. Ngô trong nước không cạnh tranh nổi với nước ngoài.
Vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu TĂCN, theo ông Lê Bá Lịch, với nơi trồng nhiều ngô như Sơn La, Anh Sơn (Nghệ An), Đăk Lăk (Tây Nguyên), Cẩm Vân (Thanh Hóa), Nhà nước cần đầu tư có hệ thống nước tưới để mùa khô đảm bảo đủ ẩm. Có như vậy năng suất ngô mới lên 9 – 10 tấn/ ha, đủ sức cạnh tranh với thế giới. Ngoài ra Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tổ chức sản xuất, đầu tư máy móc, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng tới sấy khô thành sản phẩm lớn, thuận tiện cả cho các nhà máy thu mua, chế biến thành TĂCN.
Phương Hà
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- nguyên liệu kháng sinh li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- nguyên liệu tacn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất