[Tạp chí Chăn nuôi] – Trong khi dịch cúm gia cầm tràn lan khắp nơi thì nhiều hộ chăn nuôi gia cầm quy mô lớn vẫn không bị ảnh hưởng. Với hình thức nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, nhà chăn nuôi có thể “kê cao gối ngủ” trước dịch bệnh.
Chăn nuôi khép kín là cách tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh
Dịch cúm diễn biến phức tạp
Sau khi thông tin về dịch cúm A/H7N9 nguy hiểm bùng phát ở một số quốc gia, đặc biệt là tại Trung Quốc, lo ngại về dịch cúm lây lan do một lượng lớn gia cầm nhập tiểu ngạch chưa được kiểm soát đã tác động mạnh đến hoạt động chăn nuôi, kinh doanh gia cầm tại Việt Nam.
Theo thống kê từ Cục Thú y, tính đến 7/4/2017 cả nước có 05 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 05 hộ chăn nuôi trên địa bàn 05 tỉnh thành là: Cần Thơ, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Đắk Lắk và 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi tại tỉnh Quảng Trị chưa qua 21 ngày. Mặc dù tình hình dịch cúm diễn biến phức tạp, song tại một số tỉnh thành, hoạt động mua bán gia cầm trái phép vẫn diễn ra. Lực lượng chức năng tỉnh Hậu Giang đầu tháng 3 đã phát hiện, xử phạt, tịch thu hơn 10 kg sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc của một tiểu thương tại chợ Vị Thanh. Trong đó, có khoảng 5 kg sản phẩm gia cầm đã biến đổi màu, có dấu hiệu hư hỏng. Chi cục Thú y TP Cần Thơ từ đầu năm đến nay đã triển khai 209 đợt kiểm tra, phát hiện, xử lý 70 trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không có giấy kiểm dịch, các phương tiện vận chuyển không bảo đảm vệ sinh thú y, hoặc trốn tránh các trạm kiểm tra…
Bên cạnh việc mua bán, vận chuyển trái phép, ở một số địa phương còn xuất hiện tình trạng vứt xác gia cầm chết xuống sông, kênh, rạch. Dọc tuyến sông Nước Đục thuộc thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) có thể dễ dàng thấy hình ảnh xác gia cầm chết được bỏ vào các bao tải, hoặc nguyên con trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bốc mùi hôi thối. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, đây chính là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch. Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết.
Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm này, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên gia cầm cũng như trên người, tuy nhiên nguy cơ lây lan và phát sinh dịch cúm gia cầm trong thời gian tới là rất cao. Bởi trong giai đoạn hiện nay, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, thời tiết diễn biến thất thường làm dịch bệnh dễ phát sinh. Người dân chủ yếu nuôi vịt chạy đồng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam như A/H7N9, A/H5N2, AH5N8 có nguy cơ lây truyền qua hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu, nhất là khu vực biên giới phía Bắc. Các cơ quan chức năng khuyến cáo nhà chăn nuôi cần triển khai các biện pháp chủ động phòng bệnh dịch.
Phòng dịch từ mô hình chăn nuôi khép kín
Nhắc đến phòng dịch bệnh có thể thấy, một thực tế trong nhiều năm qua, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở nước ta dường như chỉ tập trung lo “chống” mà buông lỏng “phòng”. Ngành quản lý cứ mãi lo tiêu hủy, xử lý dịch bệnh, còn Nhà nước phải tốn hàng tỷ đồng cho công tác này. Tốn kém và bộc lộ nhiều bất cập, chăn nuôi gia cầm cần một hướng đi mới.
Trước tình hình đó, nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) hay chăn nuôi gia cầm khép kín. Mô hình này đang được triển khai nuôi trình diễn ở nhiều nơi và đạt hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông thôn.
Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật được tập huấn như: thiết kế chuồng, tiêm ngừa vắc-xin, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ… Ở các hộ thực hiện mô hình này, sau hơn 2 tháng nuôi, gà, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ hao hụt khoảng 5%. Trọng lượng trung bình đối với gà mái khoảng 1,3 kg/con, gà trống khoảng 1,5 kg/con ở 70 ngày tuổi. Với giá bán từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà con thu lợi nhuận từ 2 – 3 triệu đồng/100 con. Ngoài ra, một số hộ kết hợp dùng phân gà nuôi cá nên lợi nhuận cao hơn.
Ông Nguyễn Công Khanh – chủ trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm tại Lâm Đồng chia sẻ: Trước đây nuôi gà theo phương pháp thủ công truyền thống là nuôi thả vườn với số lượng ít chủ yếu phục vụ bữa ăn cho gia đình nên thường hay bị dịch bệnh, phát triển kém. Giờ nuôi trong chuồng trại theo công nghệ khép kín nên rất an toàn, đàn gà sinh trưởng tốt. Ưu điểm của nuôi gà khép kín, dù số lượng gà đông và nuôi nhốt tập trung nhưng nhờ hệ thống chuồng trại hiện đại cũng như được vệ sinh, khử trùng thường xuyên nên không gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hiện tại, tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại trên 2ha, với công suất 100.000 con gà đẻ lấy trứng. Với hệ thống chuồng trại này, nhờ nuôi khép kín và tách biệt với bên ngoài, ở cửa ra vào lại có hệ thống tiêu độc, khử trùng nên đàn gà phát triển khỏe mạnh, hạn chế bị dịch bệnh lây lan và mỗi ngày trang trại thu hoạch được khoảng 90.000 quả trứng.
Hiệu quả và bền vững
Hiện, một công ty đang bao tiêu sản phẩm trứng gà của gia đình ông Khanh với giá 1.550 đồng/quả. Như vậy, mỗi ngày đàn gà cho thu hoạch khoảng 90.000 quả trứng đã đem về cho gia đình ông thu nhập gần 140 triệu đồng. Tận dụng mô hình khép kín, ngoài thu nhập từ trứng, thì gia đình ông còn cho thu nhập từ việc bán phân gà. Mỗi ngày trại gà thải ra khoảng 7 tấn phân, với giá 1 triệu đồng/tấn, gia đình ông có thêm khoản thu nhập 7 triệu đồng/ngày.
Cũng thành công với mô hình chăn nuôi khép kín, ông Nguyễn Đức Lữ – chủ 2 trại chăn nuôi gà theo quy trình khép kín, với diện tích mỗi trại trên 2.000m2 tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết: Mô hình chăn nuôi khép kín không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh mà còn hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi. Theo đó, hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố, xây bằng bê tông, khung thép, có hệ thống đèn chiếu sáng, dây chuyền chăn nuôi tự động, quạt thông gió làm mát khi trời nóng và hệ thống sưởi ấm khi trời lạnh. Tuy mức đầu tư cho hệ thống chuồng trại cao hơn mô hình nuôi gà hở, nhưng nuôi gà khép kín tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức trong quá trình nuôi.
Ông Lữ cho hay, trong quá trình chăn nuôi gà theo mô hình khép kín cần chú ý đến giai đoạn gà từ 1 đến 21 ngày tuổi. Vì thời gian này gà còn nhỏ dễ bị bệnh, nên ngoài việc cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cần nhỏ thuốc và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo đúng độ tuổi, kịp thời điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện môi trường để gà lớn nhanh, phát triển tốt. Đồng thời để làm cho chuồng trại khô thoáng, hạn chế dịch bệnh, bên cạnh việc thường xuyên phun thuốc sát trùng, trước khi thả gà, nên rải một lớp trấu dày khoảng một tấc toàn bộ diện tích chuồng để hút mùi hôi và độ ẩm của phân gà. Với phương pháp chăn nuôi này, hơn 1 năm nay trại gà không xảy ra dịch bệnh đồng thời gà đạt năng suất cao…
Như vậy, trước thực trạng dịch bệnh khó kiểm soát như hiện nay, nhất là khi dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi thì việc nhanh chóng xây dựng các mô hình chăn nuôi khép kín có quản lý là rất cần thiết. Phương thức kết hợp bền vững giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp trong mô hình liên kết chăn nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh…
Người chăn nuôi muốn tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm khép kín cần chuẩn bị khoản vốn tương đối, một diện tích đất phù hợp và tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó, các hộ chăn nuôi cần liên hệ với các cấp chính quyền, đoàn thể để có sự hỗ trợ về việc cho vay nguồn vốn và tập huấn khoa học kỹ thuật cùng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải xác định không được chủ quan với dịch cúm, đồng nghĩa với việc phải chủ động tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng trừ các bệnh dịch nguy hiểm theo quy định. Đây cũng là những giải pháp căn cơ và hữu hiệu trong công tác chủ động phòng dịch, thay vì cứ mãi chống dịch, TS Trúc nhấn mạnh.
TP (tổng hợp)
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phát triển chăn nuôi ATSH gắn với bảo vệ môi trường chính là giải pháp quan trọng nhất nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, xử lý triệt để vấn đề vệ sinh môi trường góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất