[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo do Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (VINARUHA) kết hợp Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 3/10/2018.
TS Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu thông qua chương trình hội thảo
Tham dự Hội thảo có đại diện Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo khoa Thú y, khoa Chăn nuôi của Học viện; Lãnh đạo, đại diện Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT); đại diện các Sở Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông, Trung tâm giống của các tỉnh, thành phố; các Hiệp hội, Hội ngành chăn nuôi Việt Nam; cùng với đó là các công ty, doanh nghiệp và các trang trại chăn nuôi gia lớn tập trung và nông hộ.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Theo số liệu thống kê 01/10/2017 (TCTK), Tổng số đầu gia súc lớn của nước ta có: gần 2,5 triệu con trâu(2.491662 con), trên 5,6 triệu bò (5.654.901 con), trên 2,5 triệu dê (2.556.268 con), 168.128 con cừu, 61.694 con hươu, nai và 86.759 con ngựa.Tổng số đầu gia súc trên sản xuất, cung cấp cho thị trường 439.862 tấn thịthơi, đáp ứng gần 50% cho tiêu dùng trong nước; đàn bò sữa trên 301 ngàn con,sản xuất cung cấp 881.261 tấn sữa tươi, đáp ứng được 40-41% cho tiêu dùng.
Năm 2017, Việt Nam đã bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ lớn, gần 866 triệu USD để nhập sữa và gần 465 triệu USD để nhập thịt trâu bò. Song song với nhập khẩu, người chăn nuôi trong nước cũng đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu nhiều hơn ở những năm qua.
Theo Cục chăn nuôi, mục tiêu đàn gia súc lớn tới năm 2030, đàn gia súc lớn của nước ta sẽ đạt 8 triệu con và sản lượng thịt bò chiếm 10% tổng sản lượng thịt hơi. Tổng đàn bò sữa đạt 700 ngàn con, tổng sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn. Số lượng đàn trâu ổn định ở mức 2,5 triệu con vào và sản lượng thịt đạt127 ngàn tấn. Đàn dê, cừu đạt khoảng 3,9 triệu con, sản lượng thịt đạt 30,72 nghìn tấn.
PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam
PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam cho biết, hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành chăn nuôi gia súc lớn nước ta gặp phải đó là sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở thu mua chế biến sữa, cơ sở thu mua, giết mổ, chế biến thịt chưa bền chặt, đôi khi có sự bất hòa về lợi nhuận. Đặc biệt, chăn nuôi, quản lý theo chuỗi, theo ngành hàng từ trang trại đến bàn ăn người chăn nuôi không có thói quen, chưa có ý thức nên chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chỉ ở một, hai khâu trong chuỗi ngành hàng đó hoặc thực hiện không tốt, thiếu bền vững.
Cũng theo PGS TS Hoàng Kim Giao, mục tiêu của ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta là hiệu quả và bền vững. Muốn hiệu quả và bền vững, chăn nuôi loại gia súc này phải hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi, các mặt hàng từ trang trại đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng. Quản lý và phát triển theo chuỗi nói lên sự liên doanh, liên kết chặt chẽ trong sản xuất, liên kết dọc, liên kết ngang. Kết quả của sự liên kết là sản phẩm phải chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở vật nuôi được theo dõi, quản lý ở tất cả các mặt, các khâu và chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Liên kết, sản xuất và quản lý theo chuỗi là vấn đề vừa dễ, vừa khó trong thực tế chăn nuôi của nước ta.
Ông Hà Tiến Nghi, Phó giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội
Ông Hà Tiến Nghi, Phó giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, trong bài trình bày: “Quản lý và phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo chuỗi giá trị tại Hà Nội” cho rằng, thời điểm này, trên địa bàn Thủ đô đã hình thành 04 chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ sảnphẩm gia súc lớn được xây dựng và phát triển theo hình thức mô hình chuỗi liên kết.
Cụ thể, các chuỗi đã lấy các tổ chức nông dân (Chi hội/HTX/Hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm của Thành phố làm trọng tâm từ đó lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ liên kết hoạt động có hiệu quả: Chuỗi bò thịt Thắng Lợi, Chuỗi bò thịt BBB, Chuỗi bò giống Wagyu, Chuỗi sản xuất và cung cấp sữa Ba Vì.
Để phát triển chuỗi gia súc lớn thực sự hiệu quả, theo ông Hà Tiến Nghi, nên tập trung chủ yếu vào 3 nhóm giải pháp sau: Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo chuỗi; Giải pháp tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi sản phẩm thịt lợn theo hướng công nghệ cao; Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gia súc lớn theo hướng công nghệ cao.
Cũng trong hội thảo, bài trình bày được đông đảo các đại biểu chú ý và hoan nghênh đó là “Liên kết chuỗi tạo thương hiệu vùng miền tại Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam” của PGS TS Sử Thanh Long, Trưởng Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
PGS TS Sử Thanh Long, Trưởng Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
PGS TS Sử Thanh Long cho rằng, chuỗi giá trị bao gồm các nhân tố như: đầu vào, sản xuất, vận tải, chế biến, phân phối và tiêu thụ. Tại Nhật Bản có một trang trại là Mokumoku Tezukuri là mô hình nông nghiệp thành công nhất tại đất nước mặt trời mọc với 1000 nhân viên, doanh thu hàng năm 5,6 tỷ Yên; diện tích 30ha và tổ chức kinh doanh trên 07 lĩnh vực: Quản lý trang trại; Quản lý nhà máy chế biến sản phẩm; Vận hành Trung tâm học tập Shokuno; Xử lý đơn hàng và các cửa hàng lưu niệm; Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng; Quản lý nhà hàng; Cho thuê trang trại… Mô hình này liên kết với người tiêu dùng rất chặt chẽ. Có nhiều yếu tố làm nên thành công của Mokumoku Tezukuri là do chính sách, vị trí địa lý, cộng đồng người tiêu dùng câu lạc bộ fan, văn hóa, xanh và sạch, tính độc đáo.. .
PGS TS Sử Thanh Long cho rằng, tại Việt Nam, Ba Vì là nơi hoàn toàn có thể áp dụng mô hình giống như của Mokumoku Tezukuri farm bởi có những ưu thế như vị trí địa lý, thiên nhiên, nền tảng Nông nghiệp cũng như nền tảng văn hóa. Cùng với đó, ông đưa ra quan điểm: chuỗi hoạt động hiệu quả cần có sự hợp tác giữa nhà khoa học, nhà nông, nhà quản lý, nhà băng và nhà truyền thông. Xung quanh chuỗi giá trị bò sữa, Ba Vì có thể khai thác ở nhiều khía cạnh như như: du lịch bò sữa, nhà hàng bò sữa, các quán ăn; giáo dục bò sữa cho trẻ nhỏ, phụ huynh, cung cấp kỹ thuật bò sữa; tổ chức các lễ hội về bò sữa… để mang lại giá trị cao nhất.
Cũng trong hội thảo đã diễn ra lễ ký kết liên kết chuỗi thức ăn thô xanh cho gia súc lớn của VBBC Capital Group với các đối tác (2 ảnh).
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
PGS TS Trịnh Đình Thâu, Trưởng Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo về hiện trạng, giải pháp về ngành chăn nuôi gia súc lớn như:
“Hiện trạng chăn nuôi gia súc nhai lại và định hướng phát triển đến 2030” do bà Hoàng Thiên Hương, Cục chăn nuôi trình bày
PGS TS Mai Văn Sánh – Trưởng Ban Khoa học Công nghệ KHCN Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam với báo cáo “Chăn nuôi trâu Việt Nam”
Bài báo cáo “Phát triển chuỗi thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc lớn để hội nhập toàn cầu” do ông Trần Quốc Bình, Tổng giám đốc VBBC Capital Group là diễn giả.
PGS.TS Lê Thị Thúy – Phó Ban Hợp tác quốc tế Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam với với bài trình bày: “Chăn nuôi, quản lý dê, cừu theo chuỗi ở Việt Nam”.
TS Nguyễn Đình Minh – Phó Ban Tư vấn phản biện – Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam với báo cáo: “Hệ thống giết mổ gia súc và chế biến sản phẩm đảm bảo truy xuất nguồn gốc và vệ sinh ATTP”.
ThS Mai Thị Hà, đại diện Công ty CP CNSH Biowish giới thiệu “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo chuỗi bền vững”.
Cũng trong hội thảo, các đại biểu đã có phần thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc cho ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.
PGS TS Nguyễn Văn Thanh, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia
PGS TS Cao Văn, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Hùng Vương
Ông Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh Thuốc Thú y Việt Nam
Đại diện một trang trại chăn nuôi bò
HÀ NGÂN
- gia súc lớn li>
- chăn nuôi gia súc lớn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất