Đakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các cơ sở chăn nuôi dê địa phương cung cấp nguồn giống cho người chăn nuôi, từng bước đưa các sản phẩm từ chăn nuôi dê địa phương thành sản phẩm OCOP của huyện, thời gian qua huyện Đakrông đã phê duyệt nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (năm 2021 – 2025) để triển khai ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Chăn nuôi dê địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Đakrông -Ảnh: S.H
Gùi nhiều loại lá, cỏ được cắt từ ngọn đồi sau bản A Ngo trở về nhà, rồi vội vàng ra khu chuồng trại nuôi dê sau nhà để cho đàn dê ăn, chị Hồ Thị Phát ở bản A Ngo (xã A Ngo) phấn khởi cho biết, chăn nuôi dê địa phương rất phù hợp với địa hình đặc thù ở các thôn, bản miền núi như xã A Ngo. Dê ăn được rất nhiều loại lá cây và cỏ nên việc tìm nguồn thức ăn cho dê khá dễ dàng. Nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, nên chi phí cho việc chăn nuôi dê địa phương tương đối thấp.
So với các loại vật nuôi khác, dê địa phương có khả năng kháng bệnh tốt, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Năm 2018, gia đình chị Phát được xã A Ngo hỗ trợ 2 con dê địa phương làm giống sinh sản để chăn nuôi. Đến nay, đàn dê nhà chị Phát đã phát triển lên 7 con. Chưa tính việc chị Phát đã bán 7 con dê thịt để cải thiện cuộc sống gia đình. Bình quân mỗi năm 1 con dê mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 – 3 con. Nếu nuôi dê lấy thịt thì đến tháng thứ 8 có thể bán được, khi đó dê có trọng lượng từ 20 – 25kg/ con. Với giá thị trường hiện tại, chị Phát bán khoảng 130.000-150.000 đồng/kg…
Ông Hồ Văn Nốt ở bản A Ngo (xã A Ngo) cho rằng, thời gian qua, thông qua các chương trình, dự án, huyện Đakrông đã hỗ trợ dê địa phương cho người dân chăn nuôi đã góp phần tiếp thêm quyết tâm vươn lên thoát nghèo của gia đình ông cũng như các hộ dân được hỗ trợ dê địa phương trên địa bàn xã.
Ưu điểm của mô hình nuôi dê địa phương sinh sản nhốt chuồng là có thể tận dụng được diện tích đất xung quanh nhà và người nuôi tranh thủ được thời gian lao động nhàn rỗi để chăm sóc; nhu cầu thị trường đối với thịt dê ổn định và giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.
Từ những con dê địa phương hỗ trợ ban đầu, đến nay gia đình ông Nốt đã phát triển lên 15 con. Việc hỗ trợ dê địa phương sinh sản trên cơ sở năng lực của từng hộ dân đó là cách sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích.
Sau khi hỗ trợ, các cơ quan chức năng của huyện Đakrông cũng như xã A Ngo luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai chăn nuôi, tổ chức tập huấn trang bị kiến thức cho người dân nên phần lớn các hộ dân được hỗ trợ con giống dê địa phương đều phát huy tốt nguồn vốn và tạo đà để phát triển nhanh kinh tế gia đình.
Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đakrông Lê Châu Trí cho biết, từ năm 2019 đến nay, huyện Đakrông với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đã được huyện xây dựng và nhân rộng đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét trên địa bàn. Trong đó có mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ. Mô hình chăn nuôi dê địa phương là một trong những mô hình kinh tế được đánh giá đạt hiệu quả khá cao, phù hợp với khu vực miền núi và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của người dân trong huyện.
Thấy được hiệu quả kinh tế, các xã, thị trấn trong huyện Đakrông với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án về con giống, đã thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi dê địa phương; các hộ gia đình đã tích cực làm chuồng trại và triển khai nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan liên quan. Ở nhiều xã, thị trấn đã có nhiều hộ chăn nuôi dê địa phương có quy mô, tạo tiền đề để hình thành các cơ sở chăn nuôi vừa cung cấp con giống, vừa cung cấp thịt đảm bảo chất lượng cho người dân. Đến nay, tổng đàn dê của huyện Đakrông đạt hơn 9.037 con.
Đặc biệt, có nhiều hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chăn nuôi dê địa phương với số lượng lớn như các hộ gia đình: Hồ Văn Lục ở xã A Ngo chăn nuôi 25 con dê; Hồ Văn Thanh ở xã A Bung chăn nuôi 28 con dê; Hồ Văn Hoan ở xã Đakrông chăn nuôi 16 con dê; Hồ Văn Hôn ở xã A Vao chăn nuôi 40 con dê; Hồ Văn Vừng ở xã A Vao chăn nuôi 20 con dê địa phương; Hồ Văn Lẹt ở xã A Vao chăn nuôi 20 con dê; ở xã Hướng Hiệp có 5 hộ dân chăn nuôi dê địa phương với quy mô từ 15 – 20 con…
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có nhiều hộ dân đã xây dựng mô hình chăn nuôi dê địa phương, bò, trâu kết hợp với trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao như hộ ông Hồ Văn Thanh ở xã A Bung chăn nuôi 10 con bò, 7 con dê địa phương và trồng 2 ha rừng; ông Hồ Văn Đô ở xã A Bung chăn nuôi 15 con bò, 20 con dê địa phương và 5 ha rừng; ông Hồ Văn Đan ở xã A Vao chăn nuôi 40 con dê địa phương, 6 con bò và 2 ha rừng; bà Võ Thị Lan ở xã Mò Ó chăn nuôi 30 con dê địa phương, 20 con lợn và 2.000 cây ăn quả các loại…
Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi cho biết, với điều kiện tự nhiên thuận lợi như huyện Đakrông, thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó có chăn nuôi dê địa phương là một hướng đi đúng và hiệu quả, góp phần đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, xã hội.
Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Đakrông đã có các quyết định phê duyệt nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (năm 2021 – 2025) để hỗ trợ người dân các xã Đakrông, A Ngo, Tà Rụt, Tà Long, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, thị trấn Krông Klang… hơn 3.400 con dê địa phương đảm bảo tiêu chuẩn làm giống sinh sản từ 7 – 8 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 15 – 17 kg/con.
Thông qua việc hỗ trợ dê địa phương nhằm cải thiện thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô; từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Thời gian tới, huyện Đakrông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương có quy mô và nuôi tập trung, theo hướng thâm canh, từng bước đưa các sản phẩm từ chăn nuôi dê thành sản phẩm OCOP của huyện.
Sỹ Hoàng
Nguồn: Báo Quảng Trị
- chăn nuôi dê li>
- mô hình chăn nuôi dê li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất