Sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2022 đạt 20 triệu tấn, giảm 8,6% - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2022 đạt 20 triệu tấn, giảm 8,6%

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2022 đạt khoảng 20,0 triệu tấn (giảm 8,6% so với năm 2021). Trong đó, thức ăn cho lợn (chiếm khoảng 65% tổng sản lượng), cho gia cầm (chiếm khoảng 30%), còn lại là cho các đối tượng vật nuôi khác (chiếm khoảng 5%).

     

    Tổng quan tình hình chăn nuôi năm 2022

    6 tháng đầu năm 2022: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 10,5 triệu tấn

     

    Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lập đỉnh

    Khu vực silo chứa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của một doanh nghiệp tại Hải Dương

     

    Giai đoạn 2015 – 2020, giá nguyên liệu TACN trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần, tuy nhiên giá bắt đầu tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay, trong đó giá ngô và giá khô dầu đậu tương tăng cao nhất. Đến tháng 03/2022 là thời điểm giá nguyên liệu TACN tăng cao nhất, giá ngô và bã ngô tăng 80-95% so với thời điểm chưa tăng giá (năm 2019); khô dầu đậu tương tăng khoảng 71%, thức ăn bổ sung tăng 46-50%; giá TACN thành phẩm tăng 33-40% so với thời điểm chưa tăng giá.

     

    Tính bình quân 11 tháng năm 2022, giá các loại nguyên liệu TACN đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 8,867 nghìn đồng/kg (tăng 14,5 %), khô dầu đậu tương 14,513 nghìn đồng /kg (tăng 14,2%), DDGS 9,850 nghìn đồng /kg (tăng 16,8%), cám gạo chiết ly 6,508 (tăng 20,5%), Lysine 40,480 nghìn đồng /kg (tăng 15,7%), Methionine 68,645 nghìn đồng /kg (tăng 7,2%).

     

    Nhìn chung, giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với năm 2021, tăng từ 7-27%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc (cám gạo tăng 27,2%).

     

    Nguyên nhân tăng giá thức ăn thành phẩm là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng (sản lượng giảm, cước vận chuyển tăng tới 300 %), Chiến tranh Nga – Ucraina. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân như một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới chuyển sang đầu cơ nguyên liệu, Trung Quốc tăng mua nguyên liệu để khôi phục chăn nuôi trong nước, Mỹ tăng sản xuất xăng sinh học từ ngũ cốc, hạn hán ở các nước xuất khẩu nông sản lớn, lệnh hạn chế, cấm sản xuất nông sản tại các nước trước nguy cơ mất an ninh lương thực trên toàn cầu (Ấn Độ, Indonesia, Arghentina…), lạm phát toàn cầu làm tăng giá đồng tiền ngoại tệ.

     

    Ước tính trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 18,4 triệu tấn nguyên liệu TACN (bao gồm cả nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản), giá trị nhập khẩu 8,7 tỷ USD. Trong đó, nguyên liệu giàu năng lượng (ngô, lúa mỳ…) là 9,6 triệu tấn; nguyên liệu giàu đạm (khô dầu các loại, nguyên liệu nguồn gốc động vật…) là 8,2 triệu tấn; thức ăn bổ sung 567 nghìn tấn. So với năm 2021, TACN nhập khẩu năm 2022 ước giảm 17,0 % về khối lượng và khoảng 4,0 % về giá trị.

     

     Giá thức ăn chăn nuôi tăng giá chóng mặt

     

    Cũng theo Cục Chăn nuôi, giá TACN thành phẩm trung bình 11 tháng năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng khoảng 13 nghìn đồng/kg (tăng 14,5%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 12,790 nghìn đồng/kg (tăng 12,8%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 13,532 nghìn đồng/kg (tăng 14,2%).

     

    Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, giá thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Thành phố trong năm năm 2022 đã tăng 17 lần. Việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi có lúc xuống thấp đã ảnh hưởng mạnh đến người chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ người chăn nuôi đã linh hoạt sử dụng, tận dụng những nguyên liệu trong nước có giá thành rẻ để giảm giá thành chăn nuôi.

     

    Còn đối với những doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã nhiều lần buộc phải tăng giá bán thành phẩm; cũng như  phải cắt giảm một số nguyên liệu trong công thức thức ăn chăn nuôi. Có những thời điểm giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm, các doanh nghiệp đã linh động sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi cho người chăn nuôi.

     

    Hiện nay, cả nước có 269 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% về số lượng và 48,7% về công suất thiết kế).

     

    Bên trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của một doanh nghiệp FDI

     

    Khoảng 60% cơ sở đã đầu tư công nghệ đạt trình độ tiên tiến và dây chuyền sản xuất tự động, 20% cơ sở đạt trình độ bán tự động và khoảng 20% cơ sở sản xuất thủ công với công suất thiết kế chỉ đạt dưới 30 nghìn tấn/năm. Có trên 80% số cơ sở có áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GMP hoặc tương đương, trong đó nhóm cơ sở sản xuất TACN có vốn nước ngoài đạt tỷ lệ 100%.

     

    Năm 2021 sản lượng TACN công nghiệp đạt 21,9 triệu tấn, trong đó thức ăn cho lợn 12,2 triệu tấn (chiếm 55,8%), gia cầm 8,8 triệu tấn (chiếm 40,4%), thức ăn cho vật nuôi khác 0,9 triệu tấn (chiếm 3,8%); doanh nghiệp FDI đạt 13,5 triệu tấn (chiếm 61,7%) doanh nghiệp trong nước đạt 8,4 triệu tấn (chiếm 38,3%). Sản lượng TACN phân bổ theo vùng sinh thái: ĐBSH chiếm 37,6%; ĐNB chiếm gần 40% và ĐBSCL chiếm 13,5%, còn lại là các khu vực khác.

     

    Cơ cấu sản lượng TACN theo loại vật nuôi: năm 2019, TACN cho lợn chiếm 49,7%, TACN cho gia cầm chiếm 47,2%; năm 2020, TACN cho lợn chiếm 43,8%, TACN cho gia cầm chiếm 52,7%%; năm 2021, TACN cho lợn chiếm 55,8%, TACN cho gia cầm chiếm 40,4%.

     

    Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

    Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%). Các sản phẩm chính của ngành trồng trọt có thể sử dụng làm TACN gồm: 42,8 triệu tấn thóc; 4,6 triệu tấn ngô hạt; 10,5 triệu tấn sắn tươi; 65,4 nghìn tấn đậu tương.

     

    So với thế giới, sản lượng ngô, đậu tương của Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,4% và 0,02%) chưa kể chất lượng và năng suất thấp đã làm giá ngô sản xuất trong nước khó cạnh tranh với giá ngô thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam lại có lợi thế về sản xuất gạo (chiếm 8,4% sản lượng của thế giới). Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số sản phẩm, phụ phẩm từ quá trình chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm (mỡ cá, bột cá, bột lông vũ thủy phân…) làm TACN, nhưng số lượng không đáng kể.

     

    Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung (vitamin, axit amin), Việt Nam phải nhập khẩu tới 80% do nước ta không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ không thu hút được đầu tư, mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược.

     

    Hà Ngân

    Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi

    Trong bối cảnh giá nguyên liệu TACN nhập khẩu tăng cao, ngày 21/10/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 7047/BNN-CN gửi Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục xem xét, đề xuất Chính phủ giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%; thuế nhập khẩu ngô giảm từ 5% xuống 2%; thuế nhập khẩu lúa mỳ giảm từ 3% xuống 0%; ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp sản xuất ở vùng kinh tế xã hội khó khăn. Ngày 17/10/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 832/CN-VPPN về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2023 đối với mặt hàng trứng gia cầm…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.