Mô hình chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu tại địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc kháng sinh vừa được một số hộ dân tại thị trấn Kbang (tỉnh Gia Lai) triển khai. Hướng đi mới này được kỳ vọng giúp các hộ chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập.
Trước đây, gia đình chị Lê Thị Hương (tổ 1, thị trấn Kbang) chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp và công nghiệp. Đàn gà của gia đình chị được nuôi khép kín từ khâu chọn giống đến khi xuất chuồng. Tuy nhiên, việc áp dụng không đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
“Năm 2020, khi được chọn tham gia mô hình chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu tại địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc kháng sinh, 1.000 con gà của gia đình sinh trưởng, phát triển tốt. Khi tham gia mô hình, tôi được hỗ trợ 30% giống và nguồn thức ăn”-chị Hương cho biết.
Theo chị Hương, khi sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu, đàn gà hầu như không bị nhiễm bệnh dù không sử dụng kháng sinh. Việc duy trì loại thức ăn này đã tạo ra nguồn sản phẩm sạch, người tiêu dùng rất thích bởi độ ngọt và dai của thịt gà. Chính vì thế, đàn gà của chị Hương được xuất bán với giá 160-180 ngàn đồng/kg, cao hơn thị trường.
Gia đình chị Lê Thị Hương (tổ dân phố 1, thị trấn Kbang) phấn khởi khi mô hình sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu trong chăn nuôi cho hiệu quả cao. Ảnh: M.K
Ông Phan Đình Hân-nhân viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang-cho hay: Mô hình chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn có dược liệu tại địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc kháng sinh được triển khai từ năm 2020 đến 2023 với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng do Trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) chủ trì. Theo đó, Trung tâm đã chọn 6 hộ chăn nuôi (4 hộ nuôi gà và 2 hộ nuôi heo) tham gia mô hình. Qua theo dõi, mô hình rất có triển vọng và có thể nhân rộng trên địa bàn bởi cách thức triển khai thực hiện không quá phức tạp; nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông hộ.
“Sau khi tham gia mô hình, người chăn nuôi nắm chắc quy trình sản xuất, có thể chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ trong vùng, xúc tiến chăn nuôi an toàn thành phong trào rộng khắp”-ông Hân nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hải Quân-Chủ nhiệm mô hình: Hiện nay, người dân Gia Lai sử dụng dược liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm chủ yếu dựa trên các phương pháp dân gian. Cách sử dụng dược liệu trong chăn nuôi còn thô sơ và không thể bảo quản lâu. Nhằm góp phần khai thác tiềm năng của thảo dược trong chăn nuôi sạch, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi, việc trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng mô hình chăn nuôi có sử dụng dược liệu.
“Chúng tôi đã tìm ra các loại dược liệu có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn, không sử dụng thuốc kháng sinh như: hoàn ngọc, dã quỳ, cỏ xước, ngũ sắc, cỏ lào, mơ lông, kinh giới… Đây là những loại dược liệu có thể sử dụng để phòng và trị bệnh cho heo, gà. Cùng với đó, chúng tôi xây dựng quy trình kỹ thuật thu hái-chiết tách-phối trộn các nhóm dược liệu tiềm năng tạo ra hỗn hợp có phổ kháng khuẩn rộng; xây dựng quy trình sử dụng các loại thức ăn chứa hỗn hợp dược liệu thay thế chế phẩm kháng sinh trong chăn nuôi cho 2 loại gia súc, gia cầm chính là heo và gà; xây dựng mô hình chăn nuôi heo thịt, gà thịt có sử dụng dược liệu trong thức ăn thay thế thuốc kháng sinh”-Tiến sĩ Quân nói.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Phương Mai-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-đánh giá: “Việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm từ cây dược liệu để bổ sung vào thức ăn nhằm giảm thiểu và tiến tới loại bỏ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là bước đi quan trọng góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, phù hợp với xu thế phát triển. Từ mô hình này, chúng tôi đã có danh mục dược liệu tiềm năng địa phương cần phát triển để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất các chế phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm thay thế kháng sinh”.
MAI KA
Nguồn: Báo Gia Lai
- nguồn thức ăn li>
- Sử dụng thảo dược li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất