Tái đàn lợn: Người chăn nuôi đã "chùn bước"? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tái đàn lợn: Người chăn nuôi đã “chùn bước”?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, giá thịt lợn đang ở mức cao là yếu tố kích thích người dân tái đàn. Tuy nhiên, lợn giống ở mức cao kỷ lục, bệnh Dịch tả lợn châu Phi, thiếu vốn và những bấp bênh của ngành là những yếu tố khiến người chăn nuôi “chùn bước” để tái đàn.

     

    Giá lợn giống đang ở mức cao từ trước tới nay

     

    Theo đó, lợn giống dùng để nuôi thịt (thường gọi là lợn cai sữa, lợn xách tay) loại 28 ngày, thời điểm cuối tháng 7/2020 tuổi (6-7 kg) là 3,5  triệu đồng/con; loại 60 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 20 kg/con giá 180.000 đồng/kg, tương đương 3,6 triệu đồng/con.  “Hàng rất hiếm nên chúng tôi chỉ bán nội bộ, khách hàng cũ. Đối với khách hàng mới, chúng tôi bán hạn chế vì không đủ hàng” – chủ một trại lợn cho hay.

     

    HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT LỢN HƠI THƯƠNG PHẨM 100KG

     

    III

    Lợn thương phẩm 100kg (nếu đi mua giống)

         

    STT

    Nội dung

    ĐVT

    Số lượng

    Đơn giá

    Thành tiền

    1

    Chi phí giống

     

     

     

      3,200,000

     

    Giá lợn con cai sữa

    con

    1

     3,500,000

       3,500,000

    2

    Chi phí thức ăn

     

     

     

      2,723,637

    2.1 

    Thức ăn cho 1 con lợn thương phẩm giai đoạn sau cai sữa đến 30 kg (23kg x 1,5 kg)

    kg

    34.5

    12580

          434,010

    2.2 

    Thức ăn cho lợn giai đoạn từ 31 đến 100 kg (69 kg x 2,7kg)

    kg

    186.3

    12290

       2,289,627

    3

    Chi phí vật tư thú y

     

     

     

         136,182

     

    Vác xin, thuốc thú y, thuốc sát trùng (so với chi phí thức ăn)

    %

    5

      27,236

          136,182

    4

    Chi phí chuồng trại

     

     

     

         361,629

    4.1 

    Chi phí xây dựng chuồng cho 1 lợn thương phẩm

    con

    1

    3,600,000

     

    4.2 

    Chi phí khấu hao chuồng trại (365/135 lần x 5 năm)

    lần

    1

     266,301

          266,301

    4.3 

    Sửa chữa thường xuyên (so với chi phí thức ăn)

    %

    3.5

    27,236

            95,327

    5

    Chi khác

     

     

     

         147,076

    5.1 

    Điện nước (so với chi phí thức ăn)

    %

    4

    27,236

          108,945

    5.2 

    Vật rẻ mau hỏng (so với chi phí thức ăn)

    %

    1.4

    27,236

            38,131

    6

    Nhân công lao động

     

     

     

         194,231

    6.1 

    Công chăn nuôi lợn sau cai sữa (450 con/công x 45 ngày x 0,16 * 1.490.000 đồng)

    Công

    0.10

    238,400

            23,840

    6.2 

    Công chăn nuôi lợn 30kg đến 100kg (170 con/công x 80 ngày x 0,16 * 1.490.000 đồng)

     

    0.47

    238,400

          112,188

    6.3 

    Công cán bộ  kỹ thuật (800 con/công x 125 ngày x 0,25 * 1.490.000 đồng)

    Công

    0.16

    372,500

            58,203

    7

    Lãi suất ngân hàng

    % năm

    0.05

    6,615,679

         337,128

     

    Tổng giá thành 1 lợn thương phẩm 100 kg

     

     

     

       7,099,883

     

    Giá thành 1 kg lợn thương phẩm

     

     

     

            70,999

    Nguồn: Cục Chăn nuôi

     

    Ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tám Do (Đồng Nai; chuyên cung cấp lợn hậu bị, lợn đực giống), cho biết nguồn cung lợn giống hiện rất khan hiếm. “Các hộ chăn nuôi đặt lợn hậu bị của chúng tôi để phát triển đàn nái nhưng trại không đủ hàng, phải cung cấp từng đợt thời gian dài. Lợn hậu bị 90-110 kg được bán theo giá lợn hơi cộng thêm 2,5 triệu tiền giống mỗi con, giá rất cao nhưng mỗi lứa chỉ được khoảng 3 con. Những con còn lại trong lứa được trại giữ lại nuôi thành lợn thịt chứ không bán ra ngoài (thời điểm cuối tháng 6/2020)” – ông nói.

     

    Theo ông Trầm Quốc Thắng, Giám đốc HTX Chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), dịch tả lợn châu Phi khiến HTX bị thiệt hại đến 60%. “Hiện nay, việc tái đàn của HTX rất nhỏ giọt do thiếu vốn. Ngân hàng gần như nói không với ngành chăn nuôi lợn nên người nuôi phải dựa vào chuồng trại và vốn tự có. Với giá lợn giống 3,6 triệu đồng/con như hiện nay thì chi phí nuôi đến khi xuất chuồng giá thành trên 70.000 đồng/kg lợn hơi là hết sức rủi ro vì không biết thị trường thế nào. Chưa kể dịch bệnh tả lợn châu Phi vẫn rình rập vì không có vắc-xin, thuốc chữa” – ông giải thích.

     

    Cũng theo ông Thắng, lợn giống để nuôi thịt quá thiếu nên một số nơi ứng phó tạm thời bằng cách giữ lại lợn thịt (cái), cho phối giống mang thai để có lợn con nuôi, bỏ qua các yếu tố về di truyền. “Nái này đẻ mỗi lứa ít con, nuôi con dở, lợn con nuôi lâu lớn, quay vòng chậm nhưng đây là giải pháp tình thế lúc này” – ông Thắng cho hay.

     

    Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, cho biết dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 8-2019 nên các trại giống ngưng phối giống cho heo. “Đến tháng 9-2019, khi dịch bệnh lắng xuống, các trại lợn mới làm giống trở lại, lợn mang thai 4 tháng mới đẻ nên cuối năm 2019, đầu 2020 mới có lợn con lại. Do đó, lợn giống hiện nay vẫn còn thiếu, muốn đặt mua phải xếp hàng. Theo quy luật sinh học thì phải cuối năm nay, các trại giống mới cung cấp đủ ra thị trường như bình thường” – ông dự báo.

     

    Bệnh Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lan rộng


    Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các địa phương, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

     

    Theo Cục Thú y, kết quả cho thấy một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch bệnh tái phát, lây lan: (i) Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nên một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi tái đàn, lợn con chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc; (ii) Các ổ dịch chủ yếu tái phát, xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện phát an toàn sinh học; (iii) Khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm, bán chạy, giết mổ lợn để tiêu thụ, không xử lý chất thải, nước thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh; (iv) Người chăn nuôi không báo cáo cho chính quyền cơ sở hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời các trường hợp lợn bệnh khi mới phát hiện; (v) Thiếu lực lượng thú y tuyến huyện, xã và thôn/bản, nên không có người tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

     

    Người dân dè dặt tái đàn

     

    Hiện hầu hết địa phương của Đồng Nai đã qua 30 ngày không tái phát dịch tả lợn Châu Phi nên đủ điều kiện tái đàn lợn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, theo các địa phương, người chăn nuôi vẫn rất thận trọng trong đầu tư tái đàn. Hoạt động tái đàn mạnh chủ yếu ở các doanh nghiệp, trang trại lớn. Khoảng vài tháng nay, dãy chuồng trại nuôi lợn của anh Hoàng Văn Phúc (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) rơi vào cảnh trống không. Tại các ô chuồng nuôi lợn, mạng nhện bắt đầu giăng kín trên các khung sắt.

     

    Trước đó, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng toàn bộ đàn lợn gần 400 con sắp đến tuổi xuất chuồng của anh Phúc, khiến anh thiệt hại hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay, anh Phúc vẫn tỏ ra khá dè dặt trong việc tái đàn vì chưa có vaccine. Tiền nợ ngân hàng vẫn đang phải gồng gánh từng ngày. “Chỉ có những trang trại lớn, công ty mới có đủ kỹ thuật và cơ sở vật chất đảm bảo an toàn sinh học” – anh Phúc cho biết.

     

    Tương tự, đàn lợn hơn 800 con của gia đình chị Nguyễn Thị Liên (ấp 2, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất) cũng bắt buộc phải tiêu hủy thiệt hại hàng tỉ đồng. Nhưng chị Liên vẫn rất khó khăn trong việc tái đàn do giá con giống cao, khan hiếm và các yêu cầu khắt khe về tái đàn, đặc biệt là chuồng trại phải đảm bảo an toàn sinh học.

     

    Dịch tả lợn châu Phi khiến người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ e ngại tái đàn

     

    Tương tự, đàn lợn hơn 800 con của gia đình chị Nguyễn Thị Liên (ấp 2, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất) cũng bắt buộc phải tiêu hủy thiệt hại hàng tỉ đồng. Nhưng chị Liên vẫn rất khó khăn trong việc tái đàn do giá con giống cao, khan hiếm và các yêu cầu khắt khe về tái đàn, đặc biệt là chuồng trại phải đảm bảo an toàn sinh học.

     

    Trong khi đó, một doanh nghiệp có quy mô tổng đàn lợn lớn của tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực khôi phục đàn lợn, đặc biệt là đàn lợn nái nhằm tăng được nguồn lợn con giống cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, rủi ro dịch bệnh vẫn rất lớn, doanh nghiệp rất thận trọng trong việc tổ chức tái đàn chăn nuôi. Tại các trang trại đang hoạt động, công tác an toàn sinh học luôn được thực hiện rất chặt chẽ để bảo vệ đàn chăn nuôi trước dịch bệnh.

     

    Ông Nguyễn Trường Giang – Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi-thú y Đồng Nai – cho hay, giá lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai hiện đứng ở mức cao. Tình hình dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn cũng cơ bản được khống chế. Người chăn nuôi lợn ngày càng quan tâm đến việc tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, việc tái đàn đang gặp khó khăn do chỉ những hộ, trang trại chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học mới được phép tái đàn, nhưng số này rất ít. Việc tái đàn chủ yếu ở các doanh nghiệp, trang trại lớn. Tại tỉnh Đồng Nai, tổng số hộ dân chăn nuôi lợn nhỏ lẻ cũng chiếm 25%. Ngoài ra, khó khăn khác là thị trường lợn giống rất khan hiếm và giá cao khiến việc tái đàn gặp nhiều khó khăn.

     

    Theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, giá lợn hiện nay ở mức “siêu lợi nhuận”. Nhiều hộ chăn nuôi lợn và các doanh nghiệp đều mong muốn tái đàn nhưng không phải muốn là tái đàn được. Đơn cử như tại các trang trại lớn đủ điều kiện thì tỉ lệ thất thoát khi chăn nuôi lợn khoảng 30-35%, do đó không thể nào giá hạ được vì phải theo quy luật cung – cầu.



    “Thời điểm trước tết, các cơ quan chức năng vào cuộc và có nhiều biện pháp nên đã giảm giá. Còn hiện nay thì phải theo quy luật cung – cầu quyết định giá lợn” – ông Công nói.

     

    Tâm An

    BỘ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT NGUYỄN XUÂN CƯỜNG: Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

     

    Giải đáp thắc mắc của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến việc tình trạng giá thịt lợn tăng cao trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Đến thời điểm tháng 12/2019, dưới tác động của dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn trên toàn thế giới đã giảm 12%. Với Việt Nam, mặc dù rất cố gắng nhưng thiệt hại của ngành chăn nuôi lợn xấp xỉ 6 triệu phải tiêu hủy, chiếm khoảng 20% về lượng.

     

    “Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng biến động giá trong thời gian qua”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Trước tình hình đó, từ tháng 3/2019 chúng ta đã có chủ trương phát triển các nhóm thực phẩm khác. Một là phát triển đàn gà, phát triển sản xuất trứng. Chính vì thế cuối năm 2019 chúng ta bù đắp được khoảng 790.000 tấn, không xảy ra thiếu thực phẩm. Và theo lộ trình tái đàn, đến quý 4 năm nay, số đầu lợn sẽ đạt 31 triệu con, ngang bằng thời điểm chưa bị dịch. Bộ NN-PTNT đã yêu cầu 15 đơn vị chăn nuôi lớn không chỉ tập trung phát triển con giống cho mình mà phải bán và cung cấp dịch vụ cho người dân. Và rất nhiều địa phương đã ra được chính sách hỗ trợ, ví dụ TP Hà Nội hỗ trợ 4 triệu đồng/lợn nái. Đây là chính sách rất tốt. Nghệ An hỗ trợ 2 triệu/lợn nái. “Tất cả địa phương phải tập trung hỗ trợ cái này, chứ nếu không mỗi con giống có giá 3 – 4 triệu, tiền đâu để dân mua”, Bộ trưởng kiến nghị.

     

    Mặt khác, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, cần phải phát triển đa dạng các sản phẩm, không có lý gì cứ tập trung vào con lợn. “Thịt gà rất tốt, cá, tôm, trứng cũng vậy, đều là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng trong rổ thực phẩm do người nông dân sản xuất. Tại sao chúng ta không ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể? Vậy nên, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng”, ông nói.

     

     

    ÔNG PHẠM VĂN HÒA (ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP): Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn lợn

     

    Tại phiên họp 13/6/2020 về các vấn đề kinh tế – xã hội, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn lợn, vì khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, nhiều địa phương mất trắng đàn lợn, đến nay muốn tái đàn nhưng thiếu vốn, không có giống chất lượng. Các doanh nghiệp lớn không muốn cung cấp giống ra thị trường, hoặc bán với giá cao ngất ngưởng, không thể đến tay người chăn nuôi. Nhưng nếu có sự hỗ trợ của nhà nước, tôi tin rằng đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, đàn lợn trong nước sẽ được phục hồi như trước khi dịch tả lợn Châu Phi nổ ra. Từ đó, không bị áp lực giá lợn tăng cao, không bị doanh nghiệp găm hàng để khống chế giá thị trường mặc dù nhà nước đã có nhiều giải pháp kéo giá xuống.

     

    P.V ghi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.