Những năm gần đây, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đặc biệt là các trang trại, gia trại có quy mô đàn lớn đã đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi
- Hà Nội: Ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi
Người chăn nuôi ở xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa) dùng máy cắt cỏ cho bò giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG
Đưa cơ giới vào chăn nuôi
Trang trại chăn nuôi heo nái BaF Phú Yên (xã Ea Trol, huyện Sông Hinh) có quy mô lớn nhất tỉnh hiện nay với tổng đàn 12.300 con, gồm 5.300 heo nái giống, còn lại là heo thịt. Toàn bộ các khâu từ cho ăn, uống, xử lý chất thải, nước thải đều được cơ giới hóa.
Bà Lê Hoàng Vân, Quản lý sản xuất kiêm quản lý trại tại Phú Yên cho biết: Toàn bộ các khu trại đều có hệ thống lọc, cấp nước đến từng ô chuồng, khâu cho ăn cũng được tự động hóa hoàn toàn. Mỗi ngày, vào đúng các khung giờ đã được đặt sẵn, trung tâm sẽ tự động bơm cám về các silu (bồn chứa cám – PV) nhánh của từng khu nhà nuôi. Từ đây, theo đường ống, cám sẽ được đưa về từng hộp cám của mỗi con heo theo lượng quy định.
Tương tự, hàng chục năm qua, trại chăn nuôi bò của ông Lương Công Luân (xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa) cũng ứng dụng cơ giới hóa vào chăn nuôi. Ông Luân cho hay: Với đàn bò hơn 100 con, mỗi ngày phải ăn hơn một tấn cỏ tươi, ông đã đầu tư máy xắt cỏ công suất lớn để băm cỏ cho bò.
Ngoài các trại chăn nuôi lớn, người chăn nuôi nhỏ lẻ trong tỉnh cũng đã ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Bà Lê Thị Hồng Thành ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) cho hay: Khoảng hai năm nay, từ khi gia đình mua máy xắt cỏ thì việc chăn nuôi thuận lợi hơn rất nhiều. Toàn bộ cỏ rau cho bò đều được máy băm nhỏ giúp bò dễ tiêu hóa, nhờ vậy mà bò ăn được nhiều hơn, mau lớn hẳn.
Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả
Theo bà Lê Hoàng Vân, tổng đàn heo lớn nên khối lượng công việc của trại rất nhiều. Nếu không được hỗ trợ công nghệ và cơ giới hóa vào các khâu thì trại cần khoảng 120 nhân công mới đảm bảo được công việc. Còn hiện nay, toàn bộ trại chỉ có 54 công nhân phụ trách kỹ thuật và chăm sóc đàn, giúp trang trại tiết kiệm khoảng 70 triệu đồng/tháng.
Theo Sở NN-PTNT, cơ giới là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi, giúp bà con giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả sản xuất cao. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào chăn nuôi tạo điều kiện cho người chăn nuôi phát triển đàn với quy mô lớn, tiến đến chăn nuôi theo hướng công nghiệp hàng hóa, góp phần giảm thiểu các hạn chế của chăn nuôi thủ công truyền thống.
“Cơ giới hóa không chỉ giúp trại tiết kiệm nhiều chi phí mà còn hỗ trợ tối ưu cho việc chăm sóc đàn heo. Nếu cho ăn thủ công, công nhân phải đổ thức ăn vào máng theo cách thô sơ, mất rất nhiều thời gian, heo cũng không được ăn đúng giờ, đúng lượng. Còn với hệ thống dây chuyền này, vào giờ cố định, toàn bộ đàn heo sẽ được cho ăn cùng lúc theo đúng, đủ khẩu phần của từng giai đoạn sinh trưởng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”, bà Vân nói.
Còn ông Lương Công Luân cho biết: Trong chăn nuôi bò, khâu chuẩn bị thức ăn mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, tôi đã đầu tư một máy xắt cỏ công suất lớn, mỗi giờ có thể cắt nhỏ được 600kg cỏ tươi, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Từ khi có máy xắt cỏ, cả trang trại với hơn 120 con bò nhưng chỉ cần 10 nhân công là đã chăm sóc được, giảm năm nhân công so với trước, giúp trang trại tiết kiệm gần 600 triệu đồng/năm.
Theo Sở NN-PTNT, cơ giới là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi, giúp bà con giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả sản xuất cao. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào chăn nuôi tạo điều kiện cho người chăn nuôi phát triển đàn với quy mô lớn, tiến đến chăn nuôi theo hướng công nghiệp hàng hóa, góp phần giảm thiểu các hạn chế của chăn nuôi thủ công truyền thống.
“Để đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình cơ giới hóa hỗ trợ 27 máy xắt cỏ tại các xã Suối Bạc (huyện Sơn Hòa), An Thọ (huyện Tuy An), Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa). Mô hình này giúp nông dân chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi hoàn toàn thủ công sang chăn nuôi ứng dụng cơ giới hóa, giảm sức lao động mà hiệu quả công việc được nâng cao. Hiện trung tâm xây dựng và chuẩn bị triển khai thêm mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy xắt cỏ tại các xã Sơn Giang (huyện Sông Hinh), An Hiệp (huyện Tuy An) và thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa)”, ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh nói.
THỦY TIÊN
Nguồn: Báo Phú Yên
- chăn nuôi bò li> ul>
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Gia Lai: Công ty CF Gia Lai thuê 106.000 m2 đất để nuôi heo
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất