Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã và đang đặt ra nhiều cơ hội để ngành chăn nuôi gia cầm cải thiện kim ngạch XK đang có phần khiêm tốn. Tuy nhiên, muốn chớp thời cơ, tạo sức bật cho XK giống gia cầm và sản phẩm gia cầm, đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng.
Sản phẩm gia cầm của Việt Nam còn nhiều cơ hội để thúc đẩy XK. Ảnh: N.Thanh.
Dư địa mênh mông
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Những năm gần đây, XK giống và sản phẩm gia cầm ghi nhận những tín hiệu khá tích cực với giá trị XK tăng trưởng liên tục. Cụ thể, năm 2016, kim ngạch XK đạt trên 3,05 triệu USD; năm 2017 đạt trên 5,58 triệu USD và năm 2018 đạt tới trên 18,43 triệu USD. 3 tháng đầu năm nay, XK giống gia cầm và sản phẩm gia cầm đạt trên 3 triệu USD.
Xét cụ thể về mặt hàng, trong giai đoạn 2016-2018, giống gia cầm XK từ 1,25-1,5 triệu con. Đối với sản phẩm gia cầm đã qua chế biến XK, trứng vịt muối duy trì mỗi năm khoảng từ 10-15 triệu quả. Thịt gà qua chế biến bắt đầu XK từ tháng 9/2017 và năm 2018 đã đạt gần 8 nghìn tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn XK trứng chim cút đóng hộp, gà ác tiềm, lòng đỏ trứng vịt muối, trứng vịt muối luộc và bột trứng…
Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn-Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẽ là cơ hội lớn để ngành chăn nuôi mở rộng thị trường XK thịt, trứng gia cầm. Dư địa mở rộng quy mô và tăng năng suất ngành hàng vẫn còn nhiều.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Toản-quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phân tích: Dựa trên lợi thế so sánh về ưu thế sản xuất, lợi thế về thương mại (có FTA, cự ly vận chuyển gần…), ngành thịt gia cầm của Việt Nam có thể xác định các thị trường quốc tế mục tiêu là: Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines. Bên cạnh đó, các thị trường tiềm năng là: Ả Rập Xê Út, Nam Phi… Đối với sản phẩm trứng gia cầm, Việt Nam cần tập trung cho thị trường truyền thống là các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. “Cần chia phân khúc khi xác định thị trường mục tiêu cho sản xuất và kinh doanh sản phẩm gia cầm. Cụ thể, gia cầm ngoài gà (vịt, ngan, ngỗng) là nhóm sản phẩm chưa bị cạnh tranh bởi hàng NK, là thế mạnh của sản xuất trong nước. Đối với phân khúc còn lại, cần phân loại sản phẩm để hướng tới các đối tượng tiêu dùng khác nhau. Cụ thể, các sản phẩm như ức gà, lườn gà hướng tới XK vì người tiêu dùng các nước ưa chuộng nên có giá cả rất cao; thịt đùi, cánh gà hướng tới người tiêu dùng trong nước”, ông Toản nói.
Chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học
Trên thực tế dù đã có những bước phát triển nhất định và cơ hội rộng mở ở cả thị trường nội địa lẫn XK song hiện tại chăn nuôi gia cầm Việt Nam vẫn tồn tại không ít bất cập. Điển hình như ngành chăn nuôi gia cầm chưa có hệ thống đồng bộ quản lý nhà nước về giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương. Năng suất chất lượng con giống trong sản xuất chăn nuôi hiện nay còn hạn chế. Chất lượng giống của một số cơ sở giống không đảm bảo chất lượng. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường…
Chia sẻ thực tế câu chuyện thúc đẩy XK sản phẩm gia cầm, ông Phạm Văn Đông-Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay: Đối với chuỗi thịt gà chế biến, để vào được thị trường Nhật Bản, Cục Thú y đã phải mất 2 năm đàm phán với Cục Thú y Nhật Bản, Cục An toàn Y tế Nhật Bản. Cục Thú y đã cung cấp các kết quả giám sát dịch cúm gia cầm, các vi sinh vật gây hại, chất tồn dư độc hại… theo chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn đến khâu giết mổ. Đáng chú ý, dù đã được cấp phép XK vào thị trường này nhưng quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, từng lô hàng khi cập cảng đều phải được lưu lại ở cảng để cơ quan thú y Nhật Bản tổ chức lấy mẫu kiểm tra các loại mầm bệnh, các chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh… Khi sản phẩm đạt yêu cầu thì mới được phép đưa vào tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. “Để có thể XK được các sản phẩm gia cầm, việc kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm và xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cần tổ chức kiểm soát các vi sinh vật khác, loại bỏ các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm để đảm bảo yêu cầu NK của các nước, đặc biệt là các nước yêu cầu cao như Nhật Bản, Singapore”, ông Đông nhấn mạnh.
Đứng từ góc độ DN, ông Nguyễn Quang Hiếu-Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH De Heus (DN đang XK thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản) cũng cho rằng, muốn đẩy mạnh XK trong tương lai, đầu tiên phải xây dựng được các vùng an toàn dịch bệnh và có các cơ chế phù hợp để bảo vệ những trang trại chăn nuôi, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đối với những nhà NK của các nước.
Xung quanh câu chuyện thúc đẩy sản xuất, XK sản phẩm gia cầm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan; chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm. Với từng quy mô ngành hàng phải định dạng được thị trường tránh cung vượt cầu. “Để chiếm lĩnh được thị trường XK, cần phát triển các chuỗi sản xuất khép kín, hướng đến các mô hình trang trại thay vì nông hộ như hiện nay; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng; tạo điều kiện cho các DN đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Thanh Nguyễn
Nguồn: Báo Hải Quan
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Năm 2018, số lượng đàn gia cầm cả nước đạt 409 triệu con, trong đó có 317 triệu con gà (chiếm 77,5%); 92 triệu con thủy cầm (chiếm 22,5%). Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, gà đẻ chiếm 22,4%. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, trong đó, thịt gà gần 840.000 tấn, chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258.000 tấn, chiếm 23,5%. Sản lượng trứng đạt trên 11,6 tỷ quả, trong đó trứng gà chiếm 60%, trứng thủy cầm chiếm 40%.
- chăn nuôi gia cầm li>
- xuất khẩu gà li>
- xuất khẩu gia cầm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Xin gia nhập cung ứng thịt gà xuất khẩu