Chăn nuôi gà bằng thảo dược là mô hình khá mới đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tuy chỉ mới được nuôi thử nghiệm tại một vài trang trại, nhưng mô hình này đã mang lại nhiều ưu điểm như giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh… mở ra hướng đi mới trong tiếp cận thị trường đối với sản phẩm gà sạch, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc).
Đối với mô hình chăn nuôi gà bằng thảo dược, người dân cần thực hiện theo nguyên tắc “3 không”, đó là: Không cám công nghiệp, không dùng kháng sinh, không dùng chất kích thích. Các loại thảo dược thường được phối trộn làm thức ăn cho gà như: Sả, tỏi, cỏ mần trầu, cây bồ công anh, đinh lăng… và nhiều nguyên liệu khác có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kháng virus, hỗ trợ chức năng gan nhằm nâng cao chất lượng thức ăn cho gà. Bên cạnh đó, cần chú trọng tỷ lệ và thời gian cho gà ăn thảo dược đúng và đủ, lựa chọn những loại thảo dược phù hợp.
Anh Hà Minh Nguyện, một trong những người chăn nuôi ở phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã và đang phát triển mô hình này cho biết: “Hiện nay, trang trại của tôi đang nuôi giống gà Ai Cập, chuyên đẻ trứng. Thời gian đầu chăn nuôi, tôi nhận thấy, nếu sản xuất theo phương thức truyền thống, hoạt động chăn nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, bên cạnh đó, tỷ lệ gà chết cao, chất lượng trứng không đảm bảo; nhất là với quy mô chăn nuôi không lớn thì sản phẩm sẽ khó cạnh tranh với các cơ sở chăn nuôi công nghiệp. Vì vậy, sau những lần nghiên cứu và tham quan các trang trại gà đẻ trứng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tôi nhận ra thức ăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng con nuôi nên đã nghiên cứu để thay đổi thức ăn cho gà”.
Theo đó, anh Nguyện đã xay tỏi, gừng, nghệ, đinh lăng, quế… là những nguyên liệu dễ tìm, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, sau đó trộn tỷ lệ phù hợp với đậu tương, lúa và đạm cá đã thủy phân, sử dụng làm thức ăn cho gà. Bên cạnh đó, để phòng bệnh cho gà, hàng ngày, anh Nguyện sử dụng hỗn hợp men vi sinh rồi cung cấp cho gà thông qua hệ thống máng uống nước; 80% sức đề kháng của gà nằm ở đường ruột, do đó, nếu gà bị bệnh cần bổ sung ngay hỗn hợp thuốc gồm tỏi, than hoạt tính, cây hoàng đắng để chữa trị. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng để kết hợp các loại thảo dược phù hợp. Vì vậy, sau thời gian nuôi gà thảo dược, trang trại không phải sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào cho gà và vật nuôi không hề bị nhiễm bệnh trước diễn biến bất thường của thời tiết, gà mau lớn và nhất là chất lượng trứng gà thơm ngon hơn gà nuôi bằng phương pháp bình thường khác.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược để phối trộn vào thức ăn, mùa đông, người chăn nuôi còn sử dụng tinh dầu sả để xông cho gà, ngâm ủ dịch tỏi, gừng làm chất kháng sinh tự nhiên phòng và chữa bệnh cho đàn gà. Anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà cho biết: Khi gà được 15 – 20 ngày tuổi, người dân mới nên sử dụng các loại thảo dược như tỏi, gừng băm nhuyễn hòa nước cho gà uống, mỗi ngày cho gà uống một lần, sử dụng liên tục trong quá trình nuôi thì sẽ hạn chế được đến mức tối đa dịch bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng vôi bột để khử trùng chuồng trại, kết hợp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học từ trấu, men vi sinh… định kỳ 2 tuần thay một lần. Nếu sử dụng tinh dầu để xông thì người chăn nuôi cần lưu ý che chắn chuồng trại vào mùa đông và đảm bảo thoáng mát vào mùa hè. Sau quá trình nuôi, anh Tuấn nhận thấy chuồng trại giảm mùi hôi, gà hầu như không bị bệnh, sức đề kháng tốt hơn.
Tuy phương pháp chăn nuôi gà bằng thảo dược chưa được người dân ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên, qua các mô hình đã thành công, có thể thấy rằng, phương pháp này góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất khoảng 30%, nhất là khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ đàn gà sống lên tới 98%, hạn chế được dịch bệnh, không sử dụng thuốc kháng sinh, cho ra sản phẩm sạch, an toàn. Tuy nhiên, đây là mô hình mới, vì vậy, người dân cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm chăm sóc, các loại thảo dược phù hợp và cách phối trộn các loại thảo dược để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp, người chăn nuôi nên kết hợp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc-xin theo đúng quy định và chú trọng thực hiện công tác vệ sinh môi trường.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
Nguồn: báo Thanh Hóa
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất