[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi đang vào vụ sản xuất cuối năm, phục vụ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với một năm đầy biến động và khó khăn, thị trường sản phẩm chăn nuôi là “ẩn số”, rất khó dự đoán.
Công ty kỹ nghệ súc sản Vissan sở hữu dây chuyền giết mổ riêng để cung cấp thịt và nguyên liệu cho chế biến
Tổng thể cung – cầu sản phẩm chăn nuôi
Cụ thể: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 9/2021, đàn lợn cả nước tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020; đàn trâu giảm 3,7%; đàn bò tăng 1,1%; đàn gia cầm tăng 1%. Ước tính 9 tháng 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3.060,9 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,6 nghìn tấn, giảm 0,4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 332,4 nghìn tấn, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1.402,7 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 12,8 tỷ quả, tăng 4,3%.
Trong bối cảnh đó, nhập khẩu thịt các loại trong 8 tháng /2021 lượng nhập khẩu thịt đạt hơn 681,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, đối với thị trường trong nước, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là rất rõ nét và nặng nề, đặc biệt là đối với sản phẩm chăn nuôi chủ lực là thịt lợn và thịt gia cầm. Trong mối quan hệ cung – cầu – giá cả thì tổng cung tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu giảm mạnh dẫn tới mức giá giảm.
Nguyên nhân nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm ngoài việc đứt gãy nguồn cung cục bộ do cách ly, đóng cửa các bếp ăn tập thể của nhà máy, trường học… thì chủ yếu là do thu nhập giảm.
Ngày 24/9, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố trực tuyến hai báo cáo: “Đánh giá nhanh về tác động kinh tế – xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam” (Báo cáo đánh giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình). Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019). Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được các hộ sử dụng với 79,4% hộ bị ảnh hưởng phải cắt giảm chi tiêu. Hầu hết các khoản cắt giảm chi tiêu liên quan đến thực phẩm, với 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi phí thực phẩm. Một nửa số hộ gia đình (51,2%) phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% số hộ gia đình giảm số bữa ăn mỗi ngày.
Doanh nghiệp chăn nuôi: Sẽ không thiếu thịt, trứng
Phát biểu tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương năm 2021” ngày 9/10 do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, ông Lê Thanh Phương – giám đốc Công ty TNHH Emivest Việt Nam – tính toán và cho biết hiện nay tất cả các sản phẩm chăn nuôi trong nước đều đang bán dưới giá thành khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng nề.
Cụ thể, ngày 9/10, giá lợn hơi chỉ còn 41.000 – 42.000 đồng/kg, tức dưới giá thành 20.000 đồng/kg. Gà trắng dù hiện lên giá ở mức 20.000 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất là 30.000 đồng/kg, gà màu đang bán giá 30.000 đồng/kg nhưng giá thành 40.000 đồng/kg, gà ta bán giá 45.000 đồng/kg, vẫn thấp hơn giá thành 10.000 đồng/kg. Trứng gà loại một tại trại đang bán với giá 1.250 đồng/quả, trong khi giá thành là 1.850 đồng/quả .
Theo ông Phương, dựa trên số liệu của Bộ NN&PTNT nói về tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cả nước một năm tương đương 20 triệu tấn, và chia theo cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, trứng… thì với giá bán như thời gian qua, tổng lỗ của các công ty chăn nuôi và nông dân trong nước trong năm 2021 dự kiến không dưới 80.000 tỉ đồng.
Nguyên nhân thua lỗ của ngành chăn nuôi chủ yếu là do lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, còn thị trường tiêu thụ có ít đi nhưng không đáng kể.
Theo đánh giá của các công ty chăn nuôi, từ nay đến Tết âm lịch và sau Tết, Việt Nam không lo về thiếu thực phẩm như heo, gà, nhưng dài hạn thì gà và trứng sẽ thiếu nghiêm trọng vì hiện nay tất cả các công ty giống đều bị “cưỡng bức thải loại đàn gà đẻ”, và khi thị trường mở cửa trở lại thì sẽ thiếu hụt.
“Ngoài giá bán thấp hơn giá thành, còn đối mặt khó khăn khi người lao động không muốn làm, xin về quê không quay lại dù doanh nghiệp trả lương đúng hạn, công việc đảm bảo”, ông Phương cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Phương đề nghị chính quyền ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân tại các cơ sở chăn nuôi đầy đủ để ổn định người lao động, và ngân hàng nên giảm lãi suất để người chăn nuôi duy trì sản xuất và tái đàn. Ngân hàng nên giảm và giãn lãi suất cho người chăn nuôi có sức tái đàn.
Còn ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco chia sẻ tại hội nghị “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022”: hiện nay trong chăn nuôi heo, C.P (Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam) và Dabaco đang tồn nhiều loại heo 33-34 tuần tuổi, phải bán nối tiếp 2 tháng mới tiêu thụ hết được số heo đang tồn đọng.
Trong khi, giá heo hơi ở miền Bắc giảm xuống 36.000 – 37.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với đầu năm, giá gà cũng vẫn ở mức thấp, việc tiêu thụ rất chậm. Với mức giá này, ngay cả những doanh nghiệp chủ động 60% thức ăn chăn nuôi cho đàn heo cũng lao đao.
Theo ông So, lượng thịt heo Dabaco đưa ra thị trường giảm khoảng 9.000 tấn/tháng gồm cả heo con, nếu không bán được đủ số lượng này thì số heo con đẻ ra không có chỗ nuôi.
Về trứng, mỗi ngày Dabaco cung cấp cho thị trường 700.000 quả trứng, trong đó 100.000 quả trứng chế biến. Riêng gà giống, Dabaco đang nhân và cung cấp gà giống ra thị trường nhiều nhất cả nước khoảng 60 triệu con gà, chủ yếu là gà màu. Tuy nhiên, công ty chỉ bán được 30-40%.
Cũng theo ông So, hiện nay, tổng đàn lợn ở các địa phương rất lớn. Trước đây, các trang trại, doanh nghiệp xuất chuồng loại lợn 100 – 105kg/con, nhưng đến giờ đàn lợn quá lứa từ 125kg/con, có nơi quá lứa tăng trên 130kg/con ứ đọng rất nhiều. Do đó, Cục Chăn nuôi cân nhắc xem xét về mặt thống kê số lượng lợn xem cuối năm có thực sự thiếu nguồn cung không?”, ông So nói.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô, xây thêm trang trại. Đơn cử như Dabaco trong năm 2022 có thể tăng lên 15.000 – 18.000 heo nái, năng suất cao đạt 28 heo con/nái.
Giá cước vận chuyển bằng giá mua ngô do đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó, các đơn vị sản xuất thức ăn hầu như không có lợi nhuận dù doanh số bán hàng vẫn tăng mạnh so với năm 2020.
TÂM AN
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN (THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT): Cân nhắc đề xuất hạn chế nhập khẩu thịt lợn
Bộ sẽ chỉ đạo Cục Thú y cân nhắc đề xuất hạn chế nhập khẩu thịt lợn để làm sao đảm bảo sản xuất trong nước có hiệu quả trong thời gian tới.
Ngành nông nghiệp đang thiếu kho lạnh toàn diện cho nông sản chứ không riêng thịt, tôm cá. Trong chiến lược sắp tới, bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, kho bãi, công nghệ chế biến.
Về tái đàn, khi dịch được khống chế, nhu cầu thực phẩm tăng trở lại với số lượng lớn, chưa kể cuối năm sẽ cao hơn. Cục Chăn nuôi phải cân đối cung-cầu sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng để tính toán chu kỳ sản xuất. Bộ cũng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào, đồng thời tháo gỡ khó khăn về lưu thông để đảm bảo cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu.
ÔNG NGUYỄN NHƯ SO (CHỦ TỊCH HĐQT TẬP ĐOÀN DABACO): Cần dự báo chính xác về nguồn cung thực phẩm
Cần có dự báo chính xác về nguồn cung thực phẩm, thị trường để tránh dư thừa phải giải cứu. Như hiện nay chi phí nuôi một con heo đang ở mức rất cao. Ở các doanh nghiệp như Dabaco chi 1 triệu đồng đến 1,1 triệu đồng sản xuất heo giống; 2,7 triệu đồng cho thức ăn chăn nuôi; 1.400 – 1.700 đồng thuốc thú y; 7.000 đồng chi phí chuồng trại; tỷ lệ chết, hao hụt 5%…
Mong Bộ NN&PTNT sớm có giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững. Nếu không cứ để tình trạng giá lợn, gà lên xuống thất thường, dư thừa lại giải cứu như vừa qua thì lợn, gà sẽ ăn hết “sổ đỏ” của nông dân thì bà con không biết lấy gì mà thế chấp ngân hàng để vay vốn phục hồi sản xuất tiếp.
Bộ NNPTNT phối hợp các bộ ngành, các địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, áp dụng đồng bộ các quy định trong lưu thông, vận chuyển để người dân, doanh nghiệp tiêu thụ hết sản phẩm tồn đọng và phục hồi sản xuất, chăn nuôi.
Luật Chăn nuôi cũng có điều khoản Nhà nước xây dựng kho lạnh dự trữ quốc gia để cân bằng cung – cầu nhưng đến nay không biết Bộ NNPTNT hay Bộ Công Thương phụ trách việc này?
Tiếp thêm là nhà nước cần có chính sách miễn, giảm thuế, giảm thuế VAT. Vừa qua người dân, doanh nghiệp và Dabaco kêu, phản ánh rất nhiều nhưng đến nay, người dân, các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách này rất khó.
Tâm An ghi
Địa phương lo thiếu thịt lợn
Tại hội nghị trực tuyến Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 8/10, nhiều địa phương bày tỏ lo ngại về tình trạng nhiều người chăn nuôi “treo chuồng” do thua lỗ nặng, nguy cơ thiếu thịt lợn trong những tháng cuối năm.
Bà Hoàng Thị Tố Nga – phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, với giá lợn hơi xuất chuồng trên địa bàn chỉ còn 35.000 – 40.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất (con giống, thức ăn chăn nuôi…) khoảng 5,5 triệu đồng/con, người dân đang lỗ 2 triệu đồng/con.
“Việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm cũng rất khó dự đoán bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, người dân không bán được nên chưa vào đàn mới. Hơn nữa, giá thấp như hiện nay, người dân hầu như không tái đàn” – bà Nga nói.
Cũng bày tỏ lo ngại khi giá lợn xuất chuồng trên địa bàn ở mức đáy trong nhiều năm qua, ông Lê Văn Dương – chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang – kiến nghị Chính phủ cần có chính sách thu hút doanh nghiệp giết mổ chế biến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để xây dựng các kho lạnh, dự trữ khi nguồn cung đang dư thừa nhằm góp phần bình ổn giá, hạn chế nguy cơ thiếu hụt thực phẩm dịp Tết.
- sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất