[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 10 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thủy sản công nghiệp. Điều này keo theo sự phát triển tăng dần, sôi động và cạnh tranh của thị trường sản xuất và thương mại thức ăn bổ sung – phụ gia (TĂBS-PG) ở nước ta.
Thức ăn bổ sung – phụ gia: Chủ yếu vẫn đi nhập khẩu
TĂBS-PG chiếm tỷ lệ không cao, dao động từ 1-3% nhưng chiếm đến 12-15% giá thành của công thức thức ăn đó. Năm 2023, Việt Nam đã chi hơn 574 tỷ USD để nhập khẩu TĂBS-PG. Năm 2022, cả nước có 225 cơ sở sản xuất TĂBS-PG, trong đó chỉ có 10 cơ sở sản xuất TĂBS-PG dạng nguyên liệu (tương đương 4,4%), 15 cơ sở sản xuất premix (hỗn hợp nguyên liệu TĂBS-PG) sử dụng trong sản xuất TĂCN công nghiệp (tương đương 6,7%), còn lại là khoảng 200 cơ sở sản xuất TĂBS-PG dạng hỗn hợp dùng cho trại chăn nuôi (tương đương 88,9%).
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, hiện nay, Việt Nam chỉ có thể sản xuất được một số loại TĂBS-PG dạng nguyên liệu đơn, gồm: DCP, CaCO 3, đồng sulfate, probiotic, thảo dược… và không có lợi thế để sản xuất các nguyên liệu TĂBS-PG chính sử dụng trong TĂCN (vitamin, axit amin, khoáng, phụ gia…). Ngày 15/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030”, mục tiêu cụ thể của đề án là công nghiệp hóa sản xuất các loại TĂBS-PG trong nước có lợi thế để cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu vào năm 2025 và 30-35% vào năm 2030.
Đối diện với nhiều thách thức…
Trong vài năm gần đây, lĩnh vực TĂBS-PG tại Việt Nam chứng kiến nhiều sự thay đổi. Cụ thể, theo lãnh đạo một doanh nghiệp phân phối phụ gia cho biết, ngành TĂBS-PG phụ thuộc vào sản lượng/doanh thu/lợi nhuận của nhà máy TĂCN. Thời gian qua, các công ty TĂCN đối mặt với nhiều khó khăn do tăng giá nguyên liệu đầu vào, nên việc đầu tiên họ nghĩ đến là loại bỏ một số thành phần TĂBSPG trong công thức. Còn theo bà Gina Medina, Giám đốc Ngành vi dinh dưỡng và sức khoẻ vật nuôi (MHS) của Cargill khu vực Nam và Đông Nam Á cho rằng, ngành chăn nuôi đối diện với rất nhiều thách thức cả về sản lượng và áp lực tiết kiệm chi phí do dịch bệnh, kinh tế chưa hồi phục như mong đợi, dẫn đến việc sản xuất giảm, tổng sản lượng thức ăn trên thị trường giảm, ảnh hưởng đến sản lượng của ngành TĂBS-PG. Đối với Cargill, điều này cũng có nghĩa là thấu hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội. Đây cũng chính là thế mạnh và định hướng lâu dài của ngành kinh doanh chất bổ sung, vi dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi của Cargill.
Đại diện doanh nghiệp trong nước, ông Phan Thanh Lộc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietnam Foods cho rằng, Việt Nam đang phải nhập khẩu 80% nguyên liệu và phụ gia TĂCN. Tỷ giá USD tăng mạnh, tính tới tháng 4/2024 đã tăng 4,9% so với các tháng đầu năm, tạo áp lực lớn về chi phí. Thêm vào đó, xung đột và những bất ổn về chính trị làm tăng chi phí logistics và kéo dài thời gian vận chuyển, gây mất ổn định về nguồn cung. Điều này mở ra cơ hội cho các nguồn nguyên liệu nội địa phát triển.
Cạnh tranh, sàng lọc: Làm sao để tồn tại?
Theo bà Gina Medina, tại Cargill, bộ phận MHS đã áp dụng một phương thức tiếp cận sức khoẻ vật nuôi toàn diện, tận dụng chuyên môn về vi sinh vật và chuỗi sản phẩm, dịch vụ và giải pháp dựa trên tiến bộ khoa học, hỗ trợ các nhà sản xuất ở Việt Nam giải quyết các thách thức phức tạp và tối ưu hoá năng suất cũng như sức khoẻ vật nuôi. MHS có nguồn gốc sâu xa từ khoa học dinh dưỡng, kết hợp khả năng nghiên cứu và sáng tạo của Cargill để tối đa hoá năng suất và thúc đẩy sức khoẻ tiêu hoá cũng như khả năng tận dụng chất dinh dưỡng của động vật.
Còn theo lãnh đạo một doanh nghiệp phụ gia khẳng định: “Để tồn tại và phát triển được, thì sản phẩm tốt là đầu tiên, luôn như vậy, bên cạnh đó, dịch vụ cũng phải ngày một tốt lên. Với công ty chúng tôi đã chọn hai sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để đón đầu xu hướng không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, bắt đầu từ ngày 01/01/2026”. Là doanh nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và thương mại dịch tôm thủy phân trở thành 1 loại TĂBSPG trong ngành TĂCN tại Việt Nam, theo ông Phan Thanh Lộc, VNF mất trên 5 năm để xây dựng cơ sở cho sản phẩm dịch tôm thủy phẩm: từ chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu công nghệ sản xuất, xây dựng cơ sở sản xuất quy mô lớn, cho đến việc thương mại sản phẩm ra thị trường. Trong suốt quá trình đó, có 2 khó khăn lớn nhất là phát triển, hoàn thiện công nghệ và tiếp cận, thuyết phục khách hàng.
VNF từng mất 2-3 năm để theo đuổi và thuyết phục các khách hàng đầu tiên chấp nhận thử nghiệm sản phẩm VNF. Hiện nay, sản phẩm VNF đã được ứng dụng rộng rãi cả trong và ngoài nước. “Sản phẩm của VNF đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia, bao gồm cả những thị trường khó tính như: UK, Ấn Độ, Hàn Quốc,… Chúng tôi đang đẩy mạnh xuất khẩu và tìm kiếm thêm các nhà phân phối, đối tác tại nước ngoài. Chúng tôi tự hào mang đến bộ giải pháp sản phẩm do người Việt Nam phát triển, vươn tầm thế giới”, ông Phan Thanh Lộc chia sẻ thêm.
Để thích ứng được với sự thay đổi và sàng lọc của thị trường, theo TS. Dương Duy Đồng, các nhà máy TĂCN và các doanh nghiệp TĂBSPG cần có những chuyên viên có hiểu biết chuyên sâu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loài vật nuôi, kết hợp với hiểu biết sâu rộng về nguyên liệu và công nghệ sản xuất TĂCN. Cụ thể, các chuyên viên này không chỉ cần có ở khâu thiết lập công thức thức ăn, mà còn phải có mặt cả ở phần công việc kiểm soát chất lượng và một phần tiếng nói trong công việc thu mua nguyên liệu và TĂBS-PG.
Cùng với đó, các nhà máy TĂCN sử dụng TĂBS-PG nên thực hiện những thử nghiệm trực tiếp với vật nuôi cho từng loại TĂBS-PG, trước khi quyết định sử dụng thường xuyên. “Với các doanh nghiệp có ý định thật sự muốn sản xuất các loại sản phẩm TĂBS-PG, tôi nghĩ vẫn có những cơ hội, nếu như doanh nghiệp chủ động tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng và/hoặc bảo vệ sức khoẻ của từng đối tượng vật nuôi, kết hợp với thông tin về các nguồn nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên săn có tại Việt Nam, gia công thêm chất xám để tạo ra các giá trị mới hoặc giá trị tăng thêm so với vật liệu thô ban đầu, thì sẽ có được các loại sản phẩm “thật sự sản xuất tại Việt Nam”, có hiệu quả mà giá thành ở mức chấp nhận được để có thể lưu hành trên thị trường”, TS. Dương Duy Đồng nhận định.
Hà Ngân
BÀ GINA MEDINA, GIÁM ĐỐC NGÀNH VI DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NUÔI,
CARGILL KHU VỰC NAM VÀ ĐÔNG NAM Á:
Cung cấp giải pháp toàn diện nhằm tạo giá trị gian tăng cho khách hàng tại Việt Nam, Cargill định hướng cung cấp giải pháp toàn diện nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Đó là các giải pháp thích ứng cho mỗi khách hàng riêng biệt, không chỉ giới hạn trong sản phẩm mà còn là hệ thống tư vấn dinh dưỡng, số hóa các công cụ giúp quy trình sản xuất hiệu quả và mang lại lợi ích cho khách hàng.
Thế mạnh của ngành vi dinh dưỡng và sức khỏe Cargill tại Việt Nam với các sản phẩm thương hiệu Delacon, Diamond V và Provimi là cung cấp cho các trại chăn nuôi chuyên nghiệp những sản phẩm giúp vật nuôi tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, hấp thụ dinh dưỡng, đem lại hiệu suất chuyển đổi thức ăn tốt nhất và có thành tích chăn nuôi tốt nhất, với biên độ lợi nhuận cao hơn so với mặt bằng chung của ngành.
Chính cách tiếp cận này đã đem đến sự thành công cho chúng tôi trước đây và tự tin vào tương lai tại thị trường Việt Nam, việc đưa vào hoạt động nhà máy Provimi hiện đại và công suất cao mới tại Giang Điền là một phần của kế hoạch lâu dài này, với năng lực sản xuất hiện đại và vượt trội, phát huy năng lực khoa học và liên tục được cập nhật bởi hệ thống R&D tiên tiến của Cargill toàn cầu.
Chúng tôi rất trân trọng những mối quan hệ đối tác tại thị trường Việt Nam, và mong muốn khám phá thêm nhiều cơ hội phát triển nhằm đem lại sản phẩm phù hợp, đúng thời điểm và đúng liều lượng theo nhu cầu của mỗi khách hàng.
ÔNG PHAN THANH LỘC, CHỦ TỊCH HĐQT TẬP ĐOÀN VIET NAM FOODS:
Tiến tới giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh Chúng ta cần phát triển giải pháp hướng đến nông nghiệp bền
vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên đang cạn kiệt và không thể tái tạo (vì trong tương lai các nguồn nguyên liệu này sẽ được ưu tiên cho con người); đồng thời, phát triển sản phẩm theo hướng bổ trợ sức khỏe một cách tự nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đặc biệt, chúng ta cần tiến tới việc giảm thiểu lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi.
Tại VNF, chúng tôi xây dựng bộ giải pháp sản phẩm chuyên dụng theo nhu cầu của từng đối tượng vật nuôi và từng khách hàng, cung cấp bộ giải pháp trọn gói (từ tư vấn sử dụng sản phẩm, hỗ trợ hệ thống thiết bị, phối hợp thử nghiệm…) để thực sự là người bạn đồng hành với đối tác xuyên suốt chặng đường phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu. Và trên hết, luôn đảm bảo chất lượng – số lượng – giá cả ổn định, phù hợp.
Hà Ngân – Phạm Huệ (ghi)
- chất phụ gia li>
- thức ăn bổ sung li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất