[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khảo sát nghiên cứu của các chuyên gia đã phát hiện Salmonella trong 58,2% số mẫu thịt lợn thu thập được từ các quầy hàng bán thịt lợn. Sau đó, chỉ bằng những giải pháp can thiệp đơn giản, tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella trên thịt lợn bán lẻ đã giảm từ 52% xuống 24%…
Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) cùng Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) phối hợp với nhiều đối tác tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam”(SafePORK), vào ngày 28/3/2023 tại Hà Nội.
NHIỄM KHUẨN GÂY MẤT AN TOÀN THỰC PHẨM
Dự án SafePORK được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Viện Chăn nuôi (NIAS) và Đại học Sydney, Úc cùng triển khai dự án. Dự án được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2023 tại các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Thái Nguyên và Hòa Bình. Mục tiêu của dự án nhằm giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật do thực phẩm gây ra, góp phần tăng cường vệ sinh thịt lợn cho người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ sinh kế của các chủ thể khác nhau trong chuỗi giá trị thịt lợn.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Anna Okello, quản lý chương trình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi của ACIAR, cho biết trong thỏa thuận giữa ACIAR và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2017-2027, an toàn thực phẩm được xác định là một trong 6 chủ đề ưu tiên.
“Các dự án như SafePORK có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng những bằng chứng khoa học hỗ trợ cho các lựa chọn chính sách khả thi giúp quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả hơn tại Việt Nam. Dự án SafePORK đã phát triển và đánh giá các biện pháp can thiệp đơn giản để cải thiện an toàn thực phẩm đồng thời bảo vệ sinh kế cho các tác nhân trong chuỗi thịt lợn quy mô nông hộ nhỏ tại Việt Nam”, TS Anna Okello khẳng định.
Tại hội thảo, nhóm cán bộ dự án SafePORK đã chia sẻ những phát hiện chính và một số biện pháp can thiệp mang tính thực tế và hiệu quả về mặt chi phí, giúp thịt lợn an toàn hơn trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nông hộ nhỏ tại Việt Nam. Nhóm cũng thảo luận về cách thức để nhân rộng các quy mô can thiệp trong giai đoạn tới.
TS Phạm Đức Phúc, một thành viên của dự án đến từ Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), cho biết ở Việt Nam, thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ rộng rãi và phần lớn (80%) được bán ở các chợ truyền thống. Tại chợ, các mối nguy lan tràn, chi phí tuân thủ cao và năng lực thực thi yếu. Kết quả nghiên cứu khảo sát của dự án cho thấy mức độ nhiễm khuẩn Salmonella trong thịt lợn rất cao. Nhóm nghiên cứu đã triển khai điều tra cắt ngang, lấy ngẫu nhiên 671 mẫu thịt lợn tại 466 quầy hàng bán thịt lợn ở Hà Nội, Hưng Yên và Nghệ An.
Tất cả các mẫu thịt lợn này đều được đưa vào xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn Salmonella và 165 mẫu được kiểm tra vi khuẩn tổng số. Kết quả, phát hiện Salmonella trong 58,2% số mẫu thịt lợn thu thập được. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này tương ứng tại các cơ sở bán lẻ truyền thống, cơ sở bán lẻ hiện đại, và cơ sở dịch vụ ăn uống lần lượt là 60,5%; 50,9% và 80,5%. Thời gian vận chuyển thịt lợn từ nguồn đến nơi bán, việc sử dụng chung khăn lau cho thịt lợn và dụng cụ, khâu vệ sinh khu vực sàn xung quanh cửa hàng là các yếu tố nguy cơ làm tăng ô nhiễm vi sinh vật trên thịt lợn tại các cửa hàng truyền thống.
Nhóm cũng tiến hành khảo sát với các chủ thể tham gia chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nhỏ, từ đó đúc rút ra 7 nguyên nhân chính được xác định là nguyên nhân hàng đầu khiến thịt lợn mất an toàn là: vệ sinh kém; bảo quản sai cách; chế biến không đúng kỹ thuật; thời gian vận chuyển thịt dài; dịch bệnh; thịt lợn không rõ nguồn gốc; đầu vào kém chất lượng.
CAN THIỆP ĐƠN GIẢN, NHƯNG HIỆU QUẢ CAO
Nghiên cứu của dự án cho thấy trung bình hàng năm cứ 10 người thì có 1-2 người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella từ thịt lợn. Salmonella là một bệnh truyền qua thực phẩm phổ biến. Hầu hết các trường hợp thường nhẹ, nhưng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Những người có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về sức khỏe.
Khảo sát nghiên cứu về kiến thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, kết quả cho thấy hầu hết người tiêu dùng cho rằng thực phẩm không an toàn có thể nhận biết được qua hình thức bên ngoài, nhất là với thịt lợn. Hơn 85% số người tiêu dùng được phỏng vấn cho rằng dư lượng hóa chất trong thịt lợn là nguyên nhân chính gây ung thư, và đây cũng là nguyên nhân chính phải ánh suy nghĩ của người tiêu dùng rằng: thịt lợn được nấu chin cũng chưa chắc đã an toàn. Khoảng 80% người tiêu dùng lo lắng bệnh do thực phẩm gây ra, và cho rằng thực phẩm bán tại chợ có thể chưa an toàn. Những người tiêu dùng được phỏng vấn đều cho rằng nông dân phải có trách nhiệm đối với thịt lợn an toàn, sau đó đến các bộ ngành và người cung cấp đầu vào.
Phần lớn người tiêu dùng đã biết cất giữ thức ăn sống và chín tách riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng cùng một chiếc thớt cho việc thái thịt sống và thịt chín cách thực hành này ở người tiêu dùng nông thôn cao hơn ở thành phố.
Từ kết quả nghiên cứu, Dự án SafePORK đã triển khai một số biện pháp can thiệp đơn giản và hỗ trợ xây dựng năng lực giúp giảm mầm bệnh chính là Salmonella trong ngành hàng thịt lợn tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu gói can thiệp nhằm cải thiện thực hành vệ sinh đến những người bán lẻ thịt lợn ở chợ và các lò mổ.
TS Fred Unger, trưởng đại diện khu vực của ILRI tại Đông và Đông Nam Á, cho hay Gói can thiếp bao gồm việc tách riêng thịt lợn sống, thịt lợn chín và nội tạng, đồng thời lau rửa thường xuyên các bề mặt, thiết bị và tay của người bán hàng. Một gói can thiệp cũng được giới thiệu tại các lò mổ, bao gồm việc sử dụng tấm thép không gỉ để ngăn thân thịt tiếp xúc với sàn, rửa tay và bề mặt thường xuyên, đồng thời phân tách tốt hơn các khu vực sạch và bẩn để giảm ô nhiễm thân thịt.
“Các biện pháp can thiệp nhắm vào chợ bán lẻ truyền thống có hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm vi sinh vật trên thịt lợn. Sau khi can thiệp, tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella trên thịt lợn bán lẻ đã giảm từ 52% xuống 24%”, TS Fred Unger, trưởng đại diện khu vực của ILRI tại Đông và Đông Nam Á khẳng định.
Đánh giá về dự án SafePork ông Nguyễn Việt Hùng, đồng lãnh đạo Chương trình Sức khỏe Con người Động vật của ILRI và lãnh đạo sáng kiến Một sức khỏe của CGIAR nhận định: “Dự án SafePork cho thấy các biện pháp can thiệp đơn giản và chi phí thấp có thể làm giảm mức độ ô nhiễm thịt lợn tại các chợ truyền thống, do đó có thể giải quyết vấn đề lớn về an toàn thực phẩm”.
TS Shirley Tarawali, Quyền Tổng giám đốc ILRI, phát biểu bế mạc hội thảo cho rằng các nghiên cứu và biện pháp can thiệp của SafePORK đã đóng góp đáng kể vào việc cải thiện an toàn thịt lợn tại Việt Nam đồng thời hỗ trợ nhiều sinh kế cho người dân.
“Những bài học có giá trị từ dự án này sẽ giúp hướng tới hệ thống thực phẩm an toàn hơn cho Việt Nam và hơn thế nữa.” Chúng tôi đang phối hợp với các chương trình khác như Sáng kiến Một sức khỏe của CGIAR để nhân rộng kết quả nghiên cứu tích cực này vì lợi ích của cộng đồng ở các địa phương khác tại Việt Nam”, TS Shirley Tarawali nhấn mạnh.
Chu Khôi
Theo chuyên gia, những năm gần đây, truyền thông báo chí thường nêu vấn đề nhiễm hóa chất, chất cấm khi viết về mất an toàn thực phẩm đối với thịt và sản phẩm chăn nuôi. Thế nhưng phân tích xét nghiệm các mẫu thịt lợn, hầu như không phát hiện thấy hóa chất. Điều này cho thấy, người chăn nuôi đã tuân thủ pháp luật, không còn sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
- Thịt lợn chợ li>
- nhiễm khuẩn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất