Quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, không chỉ nông dân Việt Nam điêu đứng vì lợn, thịt lợn Mỹ cũng đang trong tình trạng dư thừa.
Ông Chris Thompson, quan chức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, không chỉ nông dân Việt Nam điêu đứng vì lợn, mà thịt lợn Mỹ cũng đang trong tình trạng dư thừa.
Ông Chris Thompson, quan chức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Trao đổi với phóng viên VOV bên lề Phiên thảo luận về giấy chứng nhận xuất khẩu sáng 10/5 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2), ông Chris Thompson cho rằng, cung vượt quá cầu khiến thịt lợn trở nên ế ẩm. Ở Mỹ, hiện lượng thịt lợn tồn kho ở mức khá lớn.
Theo thông tin từ Cơ quan thống kê nông nghiệp quốc gia (NASS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến ngày 1/3/2017, có khoảng 71 triệu con lợn trong các trang trại ở Mỹ, tăng 4% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Ông Chris Thompson cho hay, ở Mỹ, cơ sở hạ tầng phát triển và quy mô nền kinh tế lớn, hầu hết mọi người tự lựa chọn ngành nghề, trong đó có nghề chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi quy mô lớn, thường là các trang trại lớn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao và giúp giảm chi phí. Đây cũng là lý do tại sao thịt gà, thịt lợn ở Mỹ có giá rẻ hơn các thị trường khác.
Đề cập vấn đề “giải cứu” thịt lợn, quan chức Bộ Nông nghiệp Mỹ lưu ý tới cán cân cung – cầu và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Để có thể tiêu thụ được sản phẩm thịt lợn, trước hết sản phẩm đó phải đảm bảo an toàn thực phẩm, nếu muốn xuất khẩu thì phải có giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, ông Chris Thompson nhấn mạnh.
Trần Ngọc – Ngọc Khánh
Nguồn: VOV.VN
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li>
- giải cứu heo li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
Tin mới nhất
T3,22/04/2025
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất