“Như Châu Âu, thịt sau khi giết mổ phải để 3 ngày nhiệt độ mát mới đem ra tiêu thụ để giải phóng photpho, giảm PH, chất lượng thịt ngon hơn. Còn người tiêu dùng Việt Nam phải thịt nóng mới là ngon”.
Theo kết quả nghiên cứu rà soát các rào cản thể chế ảnh hưởng tới thương mại nông sản thị trường nội địa, tập trung chủ yếu vào 2 sản phẩm là thịt lợn và thịt gà do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) công bố, hiện nay tốc độ tiêu dùng thịt trong nước tăng, như giai đoạn 2010 – 2016 tăng 2%, năm 2016 tăng 3,84% trong đó thịt lợn chiếm tỷ lệ lớn 70%.
Tuy nhiên, sản xuất trong nước đang tăng nhanh hơn so với nhu cầu tiêu dùng. Nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm cũng tăng.
Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi trong nước đang cao hơn so với nước ngoài.
Cụ thể, giá sản xuất thịt lợn của Việt Nam là 2,08 USD/kg, trong khi Mỹ là 1,41 USD/kg; thịt bò 2,53 USD/kg trong khi Úc 1,77 USD/kg.
Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội , không chỉ mặt hàng thịt lợn mà các sản phẩm khác sản xuất bấp bênh, đều diễn ra kịch bản “được mùa mất giá”. Đặc biệt chăn nuôi đang ở trong đỉnh điểm nguy hiểm.
“Đến nay chúng tôi khuyến cáo không thể chăn nuôi chờ giá lên, không có điều đó xảy ra vì hiện nay các doanh nghiệp lớn đã có khả năng thâu tóm thị trường thực phẩm. Giá vẫn chìm sâu chứ không theo quy luật trước đây. Số lượng chăn nuôi của các công ty tăng, thậm chí các công ty còn chuyển từ nuôi gia công sang thuê chuồng nuôi”, ông Tường nói.
Chính vì thế, theo ông, chăn nuôi dứt khoát phải liên kết theo chuỗi, dứt khoát không bán thông qua hệ thống thương lái hiện nay thì mới tồn tại được, nếu không việc thâu tóm của các doanh nghiệp lớn sẽ dẫn đến kịch bản: “chỉ 4-5 công ty lớn sẽ thâu tóm 80-90% thị phần thực phẩm”.
Chăn nuôi phải theo quy hoạch, có sự quản lý, gắn kết giết mổ công nghiệp, đưa ra thịt mát, thịt cấp đông.
Như Châu Âu, thịt sau khi giết mổ phải để 3 ngày nhiệt độ mát mới đem ra tiêu thụ để giải phóng photpho, giảm PH, chất lượng thịt ngon hơn. Đây cũng là nguồn cung cấp đầu ra theo chuỗi cho cửa hàng tiện ích, siêu thị, bếp ăn công nghiệp. Lúc đấy chợ truyền thống sẽ co hẹp dần, giống như một số nước hiện nay không còn chợ truyền thống.
“Có nhiều người lo ngại đi theo thịt mát cấp đông, không cạnh tranh được thịt các nước nhưng không phải vậy. Nếu không đi theo hướng này sẽ từ từ chết. Các doanh nghiệp lớn sẽ làm thịt mát, cấp đông, lấn dần và chúng ta hết chỗ”, ông Tường nhấn mạnh.
Ông Đào Quang Vinh- Tổng giám đốc công ty CP Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh cho biết, khi thịt giết mổ xong mang ra bày bán chỉ qua 8 tiếng ở môi trường bình thường là ôi thiu, nhiễm vi sinh vật cao nhưng nếu được làm mát đúng quy trình sẽ kéo dài 10 ngày.
Mọi người vẫn có quan điểm thịt nóng mới là thịt tốt nhưng không phải vậy. Tại các nước tiên tiến, thịt phải làm mát thịt mới được đưa ra thị trường, còn chúng ta bỏ qua việc này.
Theo ông, thực tế tại Hà Nội, 80% là giết mổ thủ công. Mặc dù sau giết mổ, thịt nhiễm vi sinh vật cao, không đảm bảo nhưng hiện nay ngành chăn nuôi vẫn còn “bỏ ngỏ” khâu giết mổ.
Vì thế, ông cho rằng chúng ta cần hướng tới giết mổ công nghiệp, tuyên truyền cho người dân dùng thịt mát, thịt cấp đông.
Mặt khác, để phát triển ngành chăn nuôi, theo Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cần phải có hiệp hội ngành hàng. Thành viên tham gia hiệp hội ngành hàng phải trực tiếp sản xuất như chế biến, giết mổ, chăn nuôi. Hiệp hội này phải định hướng tiêu chí sản phẩm chăn nuôi và ứng phó với giá cả.
“Chỉ cần hiệp hội cứu được 30% ngành hàng sản xuất trong nước thì người ta sẽ có cơ chế để ứng phó. Chẳng hạn chỉ cần một động tác là hiệp hội quy định giá sàn tại cổng trại bán ở mức bao nhiêu thì tư thương cũng phải mua”, ông Tường nói.
Bên cạnh đó, hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao thương buôn bán và ngăn chặn thực phẩm bẩn.
“Ví dụ thông qua hiệp hội, họ sẽ chọn đối tác xuất sang, hai bên xuất nhập khẩu hai chiều. Còn hiện nay, tư thương nhập khẩu sản phẩm không ai kiểm soát hai chiều, không cần uy tín chất lượng. Vì thế mới có tình trạng nhà nhập khẩu nhập hàng gần hết date, giá rẻ. Như gà dai, gà thải loại họ cho mình nhập để ủ vi sinh vật làm phân thì mình lại nhập về để ăn. Chúng ta sẽ ngăn ngừa được nếu có vai trò của hiệp hội ngành hàng”.
Diệu Thùy
Nguồn: Infornet
- thực phẩm sạch li>
- giá thịt lợn li>
- dư thừa thịt lợn li>
- thịt sạch li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất