Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế

    Trong những năm qua, mô hình nuôi trùn quế cung cấp phân bón cho cây trồng ngày càng được người nông dân quan tâm vì đây là mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.

     

     

    Mô hình nuôi trùn quế giúp gia đình ông Nguyễn Văn Ta thoát nghèo.

     

    Phân trùn quế là phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng; góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đây còn là một trong những phương pháp bảo vệ môi trường, vì thức ăn cho trùn quế chủ yếu là các loại phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ, trong đó, thức ăn tốt nhất là phân trâu, bò, heo, gà…

     

    Tại Tây Ninh, mô hình nuôi trùn quế cũng được triển khai ở một số địa phương, nhiều nhất ở Tân Biên, Tân Châu. Tại Hoà Thành, mô hình nuôi trùn quế của ông Nguyễn Văn Ta (sinh năm 1956) ngụ ấp Trường Cửu, xã Trường Hoà được xem là mô hình tiên phong trên địa bàn. Nhờ thực hiện mô hình nuôi trùn quế, gia đình ông Ta từng bước thoát khỏi diện cận nghèo của địa phương và có nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống.

     

    Quan tâm và nghiên cứu về mô hình nuôi trùn quế đã lâu nhưng vì gia đình khó khăn, ông Ta không có vốn để bắt tay thực hiện mô hình nuôi trùn quế tại nhà. Năm 2018, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện, ông Ta mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thực hiện cơ sở nuôi trùn quế thí điểm của xã.

     

    Thời gian đầu, ông Ta gặp không ít khó khăn khi hiện thực hoá mô hình. Để tiết kiệm chi phí, hầu hết các công đoạn đều do ông Ta tự làm. Ban đầu, ông đầu tư một chuồng nuôi với kích thước khoảng 10m2 và mua khoảng 100kg con giống trùn quế. Tuy nhiên, ông không nuôi hết cả chuồng mà chỉ nuôi thử nghiệm với diện tích nhỏ khoảng 3m2. Vừa làm, ông Ta vừa nghiên cứu thêm kiến thức, tài liệu trên internet và tham quan thực tế tại một số cơ sở nuôi trùn quế khác trong tỉnh.

     

    Khởi nghiệp ở tuổi ngoài 60, ông Ta vẫn rất hăng say, nhiệt huyết và luôn có niềm tin vào mô hình này. Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, ông Ta nhân rộng hết diện tích chuồng. Năm 2021, ông Ta tiếp tục được Hội Nông dân xã xét cho vay thêm 20 triệu đồng từ nguồn vốn góp vốn xoay vòng. Có thêm chi phí, ông Ta đầu tư thêm 2 chuồng nuôi trùn nhỏ. Tổng diện tích nuôi trùn quế hiện tại hơn 30m2. Trung bình, mỗi tháng trùn quế tiêu thụ khoảng 4,5 tấn phân bò, thời gian thu hoạch phân trùn quế khoảng 1 tháng/lần.

     

    Theo ông Ta, mô hình nuôi trùn quế khá đơn giản, người nuôi cần bảo đảm các yếu tố cơ bản gồm: con giống, chuồng trại, chất nền, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, thức ăn. Sau đó là nhân giống và thu hoạch. Mỗi yếu tố cần phải có kỹ thuật riêng.

     

    Kinh nghiệm được đúc kết dần qua thời gian quan sát, chăm sóc trùn quế. Nhiều người nuôi trùn quế bằng các phụ phẩm sinh học khác nhưng ông Ta chỉ dùng duy nhất phân bò vì theo ông phân bò tốt và an toàn cho hệ tiêu hoá của trùn quế nhất. Bên cạnh đó, cũng ít mùi, không gây ô nhiễm môi trường nuôi.

     

    “Nếu có kinh nghiệm nuôi trùn quế thì công việc này khá nhàn, một người làm vẫn được, chỉ phải thuê thêm công khi thu hoạch phân trùn vào bao, nén viên… Người nuôi cần bảo đảm cung cấp thức ăn, nước giữ ẩm và che chắn bảo vệ cho trùn quế không bị kiến, dế nhũi và một số động vật khác cắn chết. Ngoài ra, người nuôi phải bảo đảm chuồng trại ở nơi ít nắng, giữ ẩm thường xuyên”- ông Ta chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùn quế.

     

    Thời gian đầu, ông Ta chủ yếu nuôi trùn quế để rút kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống và mở rộng diện tích nuôi. Vài tháng trở lại đây, ông bắt đầu vào giai đoạn thu hoạch phân trùn quế để bán vì trùn quế lúc này đã cho phân ổn định. Mỗi tháng, ông Ta bán được khoảng 2 tấn phân trùn quế với giá 6 triệu đồng/tấn. Biết được cơ sở nuôi trùn quế của ông Ta, nhiều nhà vườn chủ động liên hệ mua, đầu ra cho sản phẩm ngày càng ổn định.

     

    Theo ông Ta, phân bón trùn quế được nhà nông ưa chuộng vì hàm lượng đạm cao. Khi sử dụng phân trùn quế bón cây sẽ tạo thành vi sinh giúp cây phát triển, đồng thời góp phần cải tạo đất trồng. Với nhu cầu ngày càng tăng, ông Ta dự định sẽ mở rộng thêm chuồng trại để tăng diện tích nuôi trùn quế trong thời gian tới. Ngoài ra, ông cũng sẽ đầu tư thêm máy nén viên và bao bì để sản phẩm ra thị trường chỉn chu, đẹp mắt và bảo đảm vệ sinh hơn.

     

    Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi trùn quế của ông Ta, ông Phạm Minh Thông- Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Hoà chia sẻ: “Hội Nông dân xã rất vui mừng khi mô hình nuôi trùn quế thí điểm của ông Ta thành công và mang lại lợi nhuận kinh tế, từng bước giúp gia đình ông Ta ổn định cuộc sống. Thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho hội viên 4 ấp đến cơ sở nuôi trùn quế của ông Ta học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các hộ hội viên có nhu cầu. Mô hình nuôi trùn quế không cần diện tích rộng, ít công chăm sóc, phù hợp với các hộ gia đình muốn tăng thêm thu nhập”.

     

    Lê Thuỳ – Hoà Khang

    Nguồn: Báo Tây Ninh

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.