Tại Việt Nam, hiện nay tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.
Hiện nay, tỷ trọng TACN công nghiệp chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn toàn ngành chăn nuôi
Theo tập quán tiêu dùng, người Việt Nam tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm và trứng nhiều hơn thịt trâu, bò, sữa… từ gia súc ăn cỏ, do đó thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp chủ yếu được sản xuất ở dạng thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu, thỏ) nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thô (rơm, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp…). Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua, ngành sản xuất TACN công nghiệp của nước ta cũng không ngừng phát triển, cụ thể:
– Năm 2019 cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở), tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng công suất thiết kế của 269 cơ sở là 43,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%.
– Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng.
– Cơ cấu sản lượng TACN công nghiệp theo nhóm vật nuôi:
+ Năm 2019: TACN cho lợn chiếm 49,7%; cho gia cầm chiếm 47,2%; cho vật nuôi khác 3,1%.
+ Năm 2020: TACN cho lợn chiếm 43,9%; cho gia cầm chiếm 52,7%; cho vật nuôi khác 3,4%
+ Năm 2021: TACN cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8% (cơ cấu này tương đương với những năm 2018 trở về trước).
Chi tiết về số lượng cơ sở, công suất thiết kế và sản lượng TACN công nghiệp giai đoạn 2019-2021 được thể hiện tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3.
Bảng 1. Số lượng cơ sở sản xuất, công suất thiết kế TACN công nghiệp năm 2021 theo vùng (1.000 tấn)
TT |
Vùng |
Số lượng cơ sở |
Tỷ lệ (%) |
Công suất thiết kế |
Sản lượng thực tế |
Tỷ lệ SX/ Công suất (%) |
1 |
Đồng bằng Sông Hồng |
126 |
46,8 |
17.380 |
8.231 |
47,4 |
2 |
Đông Nam Bộ |
54 |
20,1 |
12.751 |
7.438 |
58,3 |
3 |
ĐB Sông Cửu Long |
40 |
14,9 |
6.975 |
2.963 |
42,5 |
4 |
Bắc Trung Bộ |
15 |
5,6 |
1.404 |
372 |
26,5 |
5 |
DHNTB |
14 |
5,2 |
1.487 |
609 |
41,0 |
6 |
Đông Bắc |
14 |
5,2 |
2.441 |
1.969 |
80,7 |
7 |
Tây Bắc |
6 |
2,2 |
814 |
308 |
38,0 |
Tổng số |
269 |
100 |
43.254 |
21.895 |
50,6 |
Bảng 2. Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo vùng sinh thái (1.000 tấn)
TT |
Vùng |
2019 |
2020 |
2021 |
1 |
Bắc Trung Bộ |
470 |
541 |
609 |
2 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
1.667 |
1.645 |
1.969 |
3 |
Đông Bắc |
422 |
499 |
372 |
4 |
Đồng bằng Sông Cửu Long |
2.947 |
2.785 |
2.963 |
5 |
Đồng bằng Sông Hồng |
7.268 |
7.902 |
8.231 |
6 |
Đông Nam Bộ |
5.975 |
6.589 |
7.438 |
7 |
Tây Bắc Bộ |
191 |
330 |
308 |
|
Tổng số |
18.942 |
20.295 |
21.895 |
|
Tăng trưởng (%) |
0,7 |
7,1 |
7,9 |
Bảng 3. Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo loại hình doanh nghiệp và vật nuôi (1.000 tấn)
Loại hình DN/loại vật nuôi |
2019 |
2020 |
2021 |
|||
Sản lượng |
Tỷ lệ (%) |
Sản lượng |
Tỷ lệ (%) |
Sản lượng |
Tỷ lệ (%) |
|
DN FDI |
11,6 |
61,3 |
12,1 |
59,8 |
13,5 |
61,7 |
DN trong nước |
7,3 |
38,7 |
8,1 |
40,2 |
8,4 |
38,3 |
TACN cho lợn |
9,4 |
49,7 |
8,9 |
43,8 |
12,2 |
55,8 |
TACN cho gia cầm |
8,9 |
47,2 |
10,7 |
52,7 |
8,8 |
40,4 |
TACN cho vật nuôi khác |
0,6 |
2,9 |
0,6 |
3,0 |
0,9 |
3,8 |
Tổng |
18,9 |
|
20,3 |
|
21,9 |
|
Nguồn: Trích từ báo cáo của Cục Chăn nuôi
Tỷ trọng sản lượng TACN cho các loại vật nuôi trên thế giới là: 24,0% cho lợn, 42,0% cho gia cầm, 21,0% cho bò, 7,0% cho vật nuôi khác, 4,0% cho thủy sản và 2,0% cho thú cảnh. Như vậy, Việt Nam có cơ cấu sản lượng TACN cho lợn cao hơn so với thế giới và TACN cho bò thấp hơn so với thế giới.
- sản xuất TĂCN li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất