[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn ở trong nước. Một số sản phẩm chăn nuôi như trứng muối, thịt gà, sữa, thịt lợn đông lạnh… xuất khẩu đi nhiều nước nhưng sản lượng và giá trị vẫn còn quá thấp so với tiềm năng.
Thị trường trong nước
Bên trong nhà máy giết mổ bò thịt Phú Lâm tại tỉnh Quảng Ninh – Ảnh: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam)
Cùng với tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm nói chung, tiêu dùng thịt, trứng và sữa nói riêng của người Việt những năm gần đây liên tục tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức tiêu thụ bình quân đầu người của các sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010-2018 tăng 5,1%/năm, trong đó tăng trưởng cao nhất là sữa tươi đạt 11,9%/năm, trứng gia cầm tăng 5,8%/năm, thịt gia súc, gia cầm tăng 1,6-5,3%. Đến nay bình quân sản phẩm chăn nuôi/người của Việt Nam đạt khoảng 55-57 kg thịt hơi các loại, khoảng 130-135 quả trứng và khoảng 13-15kg sữa tươi.
Với quy mô dân số năm 2019 là 96,2 triệu người (Tổng điều tra dân số, 2019), với mức tiêu thụ thịt, trứng và sữa hiện nay của người dân Việt Nam còn thấp so với khu vực (tiêu thụt thịt bằng 84%) Hàn Quốc; trứng bằng 50% Nhật Bản; sữa bằng 40% trung bình châu Á) thì thị trường tiêu thụ nội địa vẫn là thị trường chủ yếu của các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa phục vụ thị trường này còn nhiều thách thức cần giải quyết
Về tiêu thụ thịt
Theo Cục Chăn nuôi, tập quán người Việt Nam chủ yếu tiêu thụ thịt nóng (chiếm 90% lượng tiêu thụt thịt); kênh phân phối các sản phẩm trong nước chủ yếu thông qua kênh bán hàng truyền thống (chợ), chiếm khoảng 80%. Trong khi đó, kênh bán hàng hiện đại qua siêu thị, cửa hàng chiếm chưa tới 20%; liên kết chuỗi thiếu đồng bộ; các sản phẩm chủ yếu qua khâu trung gian làm giá bị đẩy lên cao tới người tiêu dùng nhưng người chăn nuôi cũng không được hưởng lợi nhuận tương ứng.
Từ cuối năm 2019, do ảnh hưởng của ASF, nhóm hàng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhiều (chủ yếu phục vụ chế biến, nhưng đang có xu hướng dịch chuyển sang tiêu dùng trực tiếp; cơ cấu thịt lợn, thịt gia cầm, thịt gia súc ăn cỏ dang có xu hướng thay đổi trong giỏ thực phẩm của người dân.
Về tiêu thụ trứng
Bên trong nhà máy chế biến trứng tại Công ty Ba Huân (Phúc Thọ – Hà Nội)
Về cơ cấu sản phẩm, chủ yếu là trứng tươi (trên 99%), lượng trứng chế biến còn thấp. Tuy nhiên, việc liên kết theo chuỗi còn hạn chế, sản phẩm chủ yếu qua khâu trung gian; trứng sạch có nhu cầu rất lớn.
Về tiêu thụ sữa
Cơ cấu tiêu dùng tính theo khối lượng, sữa bột chiếm khoảng 48%, sữa nước chiếm 27% (sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng và sữa thay thế khác), sữa chua chiếm 13%, sữa đặc chiếm 8% và sản phẩm sữa khác chiếm 4%.
Nhu cầu tiêu dùng sữa tại Việt Nam đang phân hóa khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới sưc khỏe bản thân, tiêu dùng các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe bản thân, tiêu dùng các loại sản phảm có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe (các dòng sữa cao cấp). Đây cũng là xu hướng tiêu dùng hiện tại ở các nước phát triển như Mỹ, EU.
Hiện nay sữa sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó cần phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến vùng sản xuất nguyên liệu.
Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu
Thị trường xuất khẩu…
Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt, trứng và sữa) của Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu đạt 570-600 triệu USD/năm. Trong đó: sữa xuất khẩu vào trên 50 nước và giá trị xuất khẩu chiếm 78%; thịt gà vào 8 nước và giá trị chiếm 16%; thịt lợn (lợn sữa) vào 4 nước và giá trị chiếm 5%; trứng vào 5 nước và giá trị chiếm 1%.
Do công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường được quan tâm, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi chủ lực có xu hướng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và sản phẩm ngày càng đa dạng:
Xuất khẩu thịt các loại năm 2019 của Việt Nam đạt khoảng 55,1 nghìn tấn, trị giá gần 130 triệu USD; tăng 18,9% về lượng và tăng 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài xuất khẩu lợn sữa vào các thị trường truyền thống là Hồng Kông và Malaysia, từ năm 2018, chúng ta đã xuất khẩu thịt gà chế biến của chuỗi liên kết các doanh nghiệp Koyo Unitek, Hùng Nhơn, De Heus và Bel Ga đã xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu trứng gia cầm năm 2019 đạt 6,3 triệu USD, tăng 17,9 % so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu sữa năm 2019 đạt 273,8 triệu USD, tăng 23,7% so với năm 2018. Trong đó, sữa bột đạt đạt 130,1 triệu USD, chiếm 47,5%; sữa bột nguyên kem đạt 51,8 triệu USD, chiếm 18,9%; sữa tươi tiệt trùng 27,7 triệu USD, chiếm 10,1%; còn lại các sản phẩm sữa bột gầy, váng sữa..
Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển thị trường và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi còn nhiều khó khăn, thách thức:
Chưa xây dựng được nhiều vùng an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu của OIE phục vụ xuất khẩu (tính đến giữa năm 2020, cả nước có 28 vùng chăn nuôi ATDB (theo chuỗi) cấp huyện, 129 cấp xã và hơn 1000 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp trang trại);
Bên cạnh những thuận lợi mở rộng thị trường khi tham gia các Hiệp định tự do thương mại thì một trong những khó khăn đối với ngành chăn nuôi là việc giảm thuế nhập khẩu cùng với sức hút của thị trường 100 triệu dân sẽ tạo cạnh tranh rất mạnh trên sân nhà (năm 2019 kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thịt lên tới 1,46 tỷ USD tăng 53,5% so với năm 2018).
Hệ thống thông tin thị trường co ngành chăn nuôi chưa đầy đủ (thiếu thông tin phân tích chuyên sâu, thiếu các thông tin dự báo). Hình thức truyền tải thông tin còn chậm, dẫn đến người sản xuất, kinh doanh chưa tiếp cận được thông tin hiệu quả.
Công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi còn rất hạn chế một phần do kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi còn ít, một phần do kinh phí xúc tiến thương mại nông sản ngày càng giảm. Bên cạnh đó, việc kết nối thúc đẩy diễn đàn Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) đối với sản phẩm chăn nuôi cũng rất hạn chế.
TÂM AN
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Trong đó: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh khoảng 28,5 triệu USD; thịt và phụ phẩm gia cầm sau giết mổ khoảng 25,1 triệu USD; trứng gia cầm đã bảo quản hoặc làm chín khoảng 1,4 triệu USD; mật ong tự nhiên khoảng 71,3 triệu USD; xúc xích và các sản phẩm tương tự, phụ phẩm dạng thịt khoảng 0,3 triệu USD; thịt và phụ phẩm dạng thịt đã chế biến khoảng 28,1 triệu USD; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 789 triệu USD.
- trứng li>
- thịt li>
- sữa li>
- sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất