Hiện nay, nhiều người dân tự ý mua và sử dụng thuốc thú y, vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc và bùng phát dịch bệnh. Thực trạng đó cho thấy công tác quản lý, kiểm soát của chính quyền địa phương và ngành chuyên môn còn lỏng lẻo.
Sử dụng không đúng cách
Với tư tưởng “thuốc nhiều, vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh” nên ngày càng nhiều hộ chăn nuôi tự mua và tự sử dụng các loại thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học hoặc kháng sinh để điều trị, phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn tác động tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Như bệnh Gumboro và Newcastle (còn gọi là bệnh gà rù – PV) ít gây nguy hiểm cho gia cầm, nhưng người dân lại thường xuyên mua vắc xin và tự tiêm cho vật nuôi.
Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng thuốc thú y, vắc xin làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Trong khi đó, cúm gia cầm H5N1 là một trong những bệnh nguy hiểm, mức độ lây lan và thiệt hại cao thì người dân lại ít quan tâm, chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh, số còn lại… đợi Nhà nước hỗ trợ, thậm chí không tiêm! Ngoài ra, nhiều hộ chăn nuôi còn dùng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích giúp vật nuôi ngừa dịch bệnh.
Vấn đề là nhiều loại thuốc, vắc xin, kháng sinh dùng để phòng bệnh, điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mà nhiều người chăn nuôi mua là thông qua truyền miệng, hoặc do chủ cửa hàng kinh doanh tư vấn chứ không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hoặc chủng loại có thuộc danh mục được phép lưu hành hay không. “Tôi ra cửa hàng thuốc thú y nói triệu chứng bệnh của vật nuôi rồi họ bán và hướng dẫn cách dùng. Nếu dùng mà vật nuôi bớt bệnh thì lần sau ra mua tiếp, còn không thì họ đổi thuốc”, bà Huỳnh Thị Chàm, ở xã Đức Hòa (Mộ Đức), cho biết. Tuy nhiên, thuốc gì, nước nào sản xuất, liều lượng sử dụng như thế nào thì bà Chàm không rõ, vì “chai thì ghi toàn tiếng nước ngoài, lọ thì không có thông tin do chủ cửa hàng họ chiết ra bán”!
Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh (Sở NN&PTNT) Nguyễn Đức Bình cho biết, việc người chăn nuôi tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc, men tiêu hóa không chỉ tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, mà còn gây ra tình trạng tồn dư kháng sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm của vật nuôi.
Công tác kiểm soát còn bất cập
Tình trạng hộ chăn nuôi tự mua, tự sử dụng các loại thuốc, vắc xin thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh gia súc, gia cầm một phần là do công tác quản lý, kiểm soát còn lỏng lẻo. “Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng hộ chăn nuôi lớn trong khi đội ngũ bác sĩ thú y cơ sở quá mỏng, chế tài quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thuốc thú y còn nhiều lỗ hổng, chưa có sự vào cuộc của chính quyền địa phương”, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ngô Hữu Hạ lý giải.
Theo ông Hạ, mạng lưới thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh nhiều năm nay rơi vào cảnh “thiếu nhân lực, yếu chuyên môn”. Hầu hết đội ngũ cán bộ thú y cơ sở có trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc kiêm nhiệm chưa qua đào tạo nên cũng “tù mù” trong chẩn đoán bệnh, dẫn đến việc tư vấn người chăn nuôi dùng sai sản phẩm, hoặc hướng dẫn quy trình sử dụng “vênh” với nhà sản xuất.
Mặt khác, ngành chức năng cũng chưa ban hành quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong bảo quản, vận chuyển thuốc thú y và vắc xin, chế phẩm sinh học… đối với các cửa hàng kinh doanh. Vì vậy, nhiều cửa hàng có giấy phép kinh doanh nhưng cơ sở vật chất và điều kiện bảo quản không đảm bảo, cộng với chủ cửa hàng chưa đáp ứng về trình độ chuyên môn. Điều này dẫn đến việc bán thuốc thú y, vắc xin theo kinh nghiệm, hoặc theo yêu cầu của người chăn nuôi, thậm chí bán theo… chương trình khuyến mãi của nhà sản xuất!
Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân quy trình, quy định sử dụng cũng như tác hại của việc dùng thuốc thú y, vắc xin không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán thuốc thú y, vắc xin để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vận chuyển, kinh doanh thuốc thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
Bài, ảnh: THANH PHONG
Nguồn: Báo Quảng Ngãi
- thuốc thú y li>
- vắc xin phòng bệnh li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất