Nông sản của Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia, vùng lãnh thổ; một số mặt hàng nông sản đã xuất khẩu sang thị trường khó tính… Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài. Còn thị trường trong nước, nông sản Việt Nam rất khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí vẫn bị lép vế ngay trên sân nhà.
Nông sản Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thòi do sản xuất nhỏ lẻ và phụ thuộc vào thương lái. Ảnh: Bá Hoạt
Chịu nhiều thua thiệt
Mới đây, tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 – Chuyên đề nông nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao Central Group (Thái Lan) nhận định, được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Nhiều loại nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như các loại trái cây, cà phê và tiêu đen… Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường xuất khẩu do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, diện tích canh tác còn giới hạn, các cánh đồng mẫu lớn chưa phổ biến, chưa tận dụng được chi phí đầu tư thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Ở các nước phát triển, chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, khấu hao trên từng sản phẩm giảm rất nhiều, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đa dạng hóa sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Ví như ở Thái Lan, một trại gà nuôi từ 500 con trở xuống được xem là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình thì ở Việt Nam 90% là hình thức chăn nuôi nông hộ dưới 50 con. Điều này cho thấy, quy mô và năng suất, hiệu quả các nông trại ở Thái Lan hơn hẳn Việt Nam, các sản phẩm dễ dàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở thị trường trong nước và quốc tế, thực phẩm của Việt Nam thường chịu thua thiệt về giá cả, về sự quan tâm của khách hàng so với các sản phẩm tương tự của nhà cung cấp khác cho dù chất lượng không hề thua kém.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, 2 năm gần đây, khi thị sát các hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển thị trường, có một thực tế là nông dân và doanh nghiệp ít quan tâm tới tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn quốc tế. Trung bình mỗi năm Việt Nam có hàng trăm lô hàng nông sản bị nước nhập khẩu trả về. Nguyên nhân chủ yếu là do không đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư một số kháng sinh… Thực tế, thị trường ở các nước vốn khắt khe về các chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn thờ ơ hoặc chưa cập nhật mới các quy định này, dẫn đến thiệt hại do hàng hóa không được thông quan, thậm chí mất thị trường.
Nói rõ hơn về những yếu kém của thị trường nông sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thành Thực – thương lái chuyên thu mua nông sản ở nhiều địa phương trên cả nước cho biết, hiện nay, 90% nông sản của Việt Nam tiêu thụ tại Trung Quốc, nhưng tất cả các doanh nghiệp trong nước gần như không có cửa hàng giới thiệu tại thị trường này mà vẫn chỉ thụ động ngồi chờ họ đến mua. “Đây là điều chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ lại, thay vì để nông sản luôn trong tình trạng được mùa mất giá, hay các cơ quan quản lý nhà nước liên tiếp phải đi “giải cứu” nông sản” – bà Vũ Thị Thành Thực nhấn mạnh.
Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường
Ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lina Network cho rằng: “Át chủ bài cho nông nghiệp Việt Nam là thị trường, nhưng các sản phẩm phải minh bạch, an toàn, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế để truy xuất nguồn gốc”. Để thị trường nông sản Việt Nam không còn tình trạng xuất khẩu thô hoặc mang nhãn mác của nước ngoài, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm nếu không sẽ mất dần lợi thế thương mại, lợi thế xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm giảm bớt các chi phí đầu vào, nâng cao giá trị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh cho các nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cùng quan điểm, ông Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, về ngắn hạn, thông tin thị trường là quan trọng nhất đối với nông sản Việt Nam. Về dài hạn, mấu chốt của nền nông sản Việt Nam là tổ chức lại sản xuất, hình thành những tổ hợp tác cung cấp đầu vào, tìm đầu ra cho sản phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
Để nông sản Việt Nam đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agrice cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi thói quen, tập quán canh tác của nông dân theo kiểu tự cung tự cấp. Đồng thời, mở các lớp tập huấn nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường cho nông dân và cán bộ quản lý ở địa phương để xác định sản phẩm sản xuất ra bán cho ai, ở đâu. Trong khi đó, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao Central Group (Thái Lan), các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhu cầu thị trường nhập khẩu tâm lý người tiêu dùng, qua đó đầu tư trang thiết bị, chế biến và đóng gói những mặt hàng nông sản cho phù hợp, làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo lợi thế về xuất khẩu.
Ngọc Quỳnh
- giá heo hơi hôm nay li>
- doanh nghiệp fdi li>
- ngành nông nghiệp li>
- xuất khẩu nông sản li>
- cạnh tranh li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất