[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa có năm nào dịch bệnh xảy ra ngay gắt và quyết liệt như năm 2019. Dịch bệnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tốc độ chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển. Nếu tăng quy mô chăn nuôi mà không an toàn dịch bệnh, không đảm bảo thị trường thì ngành chăn nuôi sẽ rất khó khăn. Với tình hình phát triển chăn nuôi như vậy, Cục Thú y phải chỉ đạo phòng, chống dịch thật tốt và thật nghiêm, cùng với đó còn nhiệm vụ quan trọng là xúc tiến thương mại.
Dịch bệnh nghiêm trọng
Từ tháng 2/2019, dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện và lây lan trên phạm vi cả nước, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi. Đến ngày 11/12/2019, bệnh bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.553 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy gần 5.950.000 con; với tổng trọng lượng trên 340.000 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Ngành chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, chưa có năm nào dịch bệnh xảy ra gay gắt và quyết liệt như năm nay, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tình hình dịch bệnh đã giảm mạnh từ tháng 6/2019 đến nay. Hiện tỉnh Hưng Yên đã hết dịch và tỉnh Hải Dương đã có 100% xã đã qua 30 ngày; 16 tỉnh, thành phố có trên 85% số xã đã qua 30 ngày. Nhưng cũng nhiều địa phương có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Đây là một mối nguy với chăn nuôi lợn bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; vi rút tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền bệnh rất phức tạp, chăn nuôi hộ gia đình khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Trong khi đó, thời gian tới thời tiết thay đổi bất lợi, gia tăng vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ lợn vào dịp Tết nguyên đán năm 2020.
Ông Bạch Đức Lữu, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, nguy cơ dịch bệnh tái phát là rất cao, ảnh hưởng đến việc nuôi tái đàn lợn, kể cả các trang trại chăn nuôi công nghiệp cũng có nguy cơ bị bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trước tình hình dịch cũng như trong phòng, chống dịch đã diễn ra, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y thông tin thêm, từ giữa năm 2018, nhiều địa phương thực hiện sắp xếp, sát nhập hệ thống thú y các cấp nên việc phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc dự báo dịch bệnh, báo cáo dịch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn từ Trung ương đến địa phương…
Trong năm 2019, bệnh cúm gia cầm không bùng phát rộng, xảy ra ở 24 tỉnh thành phố, buộc phải tiêu hủy trên 133.000 con. So với năm 2018, năm 2019, dịch lở mồm long móng xảy ra ở phạm vi rộng hơn, tuy nhiên số gia súc mắc bệnh, chết và tiêu hủy đã giảm, tại 114 huyện, 39 tỉnh, thành phố với số gia súc bệnh là 18.865 con. Trong năm nay, cả nước không xảy ra dịch tai xanh trên lợn.
Cục Thú y nhận định các loại dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do thời tiết thay đổi, số lượng gia cầm nuôi cao, việc vận chuyển giữa các địa phương tăng mạnh vào cuối năm, việc tổ chức tiêm phòng chưa triệt để…
Nguyên nhân gia súc mắc bệnh chủ yếu do không tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng, hoặc đã tiêm phòng nhưng hết thời gian còn được bảo hộ. Vi rút gây bệnh lở mồm long móng ở các ổ dịch hầu hết thuộc serotype O, dòng SEA/Mya-98, dòng ME-SA/PanAsia và dòng Cathay.
Bên cạnh đó, năm 2019, cả nước ghi nhận bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 70 hộ chăn nuôi ở 44 xã thuộc 41 huyện của 24 tỉnh, TP. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ là 133.203 con. Đến nay, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch tại tỉnh Vĩnh Long chưa qua 21 ngày.
Theo đánh giá của Cục Thú y, hiện nay, bệnh cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt. Dịch bệnh không xảy ra diện rộng. Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác. Vi rút cúm A/H5N6 phân bố trong phạm vị cả nước. Trong khi, vi rút cúm A/H5N1 tập trung chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện, các địa phương đang tổ chức thực hiện những nội dung của Kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025. Trong đó, tập trung giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý trường hợp dương tính với vi rút cúm gia cầm. Tiêm phòng cho các đàn gia cầm ở vùng có nguy cơ dịch bệnh cao. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh…
Với thủy sản, tình hình dịch bệnh trên các đối tượng nuôi đã giảm mạnh với mức 38% so với cùng kỳ năm 2018, diện tích bị thiệt hại là hơn 23.670 ha; trong đó chủ yếu trên tôm nước lợ. Cả nước đã có 44/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Tích cực mở cửa thị trường
Thời gian qua, Cục Thú y đã tích cực làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền nhiều nước trên thế giới nhằm tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Qua đó đã xuất khẩu được nhiều loại sản phẩm như mật ong sang Hoa Kỳ, EU: thịt lợn sữa, lợn choai, lợn mảnh đông lạnh, trứng gia cầm các loại sang Hồng Công (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Myanmar… Đồng thời ngành cũng tổ chức kiểm soát tốt các sản phẩm xuất khẩu, không để xảy ra hiện tượng hàng xuất khẩu bị trả về.
Ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ và chế biến thực phẩm. Trong ảnh, nhà máy chế biến thịt tại Phú Nghĩa (Hà Nội) của Công ty Cổ phần Thực phẩm C.P Việt Nam
Năm 2019, việc kiểm dịch động vật xuất khẩu tăng nhiều so với năm 2018, với gần 9.400 con, tăng 96% so với năm 2018. Kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đạt gần 55.600 tấn, tăng gần 55% so với năm 2018; đặc biệt trong số đó kiểm dịch thịt gà đã chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2019 tăng gần 44% so với năm 2018.
Đóng góp vào thành công trên là nhờ cả nước đã có 221 cơ sở, chuỗi sản xuất và vùng chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh; 32 vùng an toàn dịch bệnh (31 vùng cấp quận/huyện và 1 vùng cấp toàn tỉnh/thành phố), 138 cơ sở cấp xã và 1.662 cơ sở cấp trang trại.
Đối với gia cầm: Công ty Phú Gia tại Thanh Hóa, Công ty Koyu Uniteck tại Đồng Nai, Công ty CP tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Phước; tổ chức thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gà tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đối với lợn: Công ty GreenFeed tại Bình Thuận, Masan tại Nghệ An.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh; trong đó có chuỗi chăn nuôi lợn tại Bình Thuận, chuỗi chăn nuôi gia cầm tại Bình Phước để xuất khẩu.
Ông Bạch Đức Lữu cho biết, Cục tiếp tục tích cực làm việc, trao đổi với các nước để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài; đồng thời thực hiện tốt việc đánh giá nguy cơ nhập khẩu và thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sản phẩm động vật làm thực phẩm vào Việt Nam.
Theo ông Phạm Văn Đông, thời gian tới, ngành tiếp tục kiện toàn hệ thống các cơ quan thú y theo quy định của Luật Thú y, từ đó mới có thể tổ chức tốt việc phòng, chống dịch bệnh, bởi đây là cơ sở để xây dựng vùng, chuỗi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Cục Thú y tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, với các cơ sở đảm bảo an toàn sinh học thì tái đàn để tạo nguồn cung, nhất là thịt lợn. Cục cũng sẽ triển khai các nhiệm vụ về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm; lựa chọn một số doanh nghiệp có tiềm năng, hỗ trợ xây dựng chuỗi chăn nuôi, nuôi trông thủy sản an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để sử dụng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Thanh Thảo
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Phải nhận dạng những khó khăn để tập trung giải pháp
Cục Thú y phải nhận dạng những khó khăn để tập trung các giải pháp ngay từ đầu năm 2020. Ngay từ đầu năm phải ra quân, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Năm nay, ngành cũng phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, để khoa học công nghệ phải là động lực, thúc đẩy sản xuất./.
- dịch bênh li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất