[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, ngành TĂCN của Việt Nam có sự lớn mạnh với nhiều tập đoàn lớn và sự cạnh tranh rất cao trên thị trường. TACN đã được nâng cao về chất lượng, đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn cho vật nuôi. Trên 80% các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã có chứng chỉ ISO hoặc HACCP, trong đó khu vực FDI đạt 100%.
Về số lượng nhà máy, trong giai đoạn 2008 – 2018, số lượng nhà máy TĂCN của doanh nghiệp trong nước khá ổn định giai đoạn 2008-2012, giảm xuống trong giai đoạn 2013-2016, tăng lên đạt 180 nhà máy năm 2018. Trong khi đó, số lượng nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài từ 54 nhà máy năm 2008 tăng lên 85 nhà máy năm 2018; Tính đến thời điểm hiện nay đã có trên 265 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2018 là 12,8 %/năm, trong đó, tỷ trọng số lượng nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài chiếm 32,1%, doanh nghiệp nội địa chiếm 67,9%.
Về sản lượng sản xuất: Trong giai đoạn 2008 – 2018, với mức tăng trưởng cao về số lượng nhà máy và công suất thiết kế (12,8%), tăng trưởng về sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi bình quân 8,3%/năm, đưa sản lượng sản xuất từ 8,5 triệu tấn lên đến 18,8 triệu tấn. Tăng trưởng sản lượng về TĂCN trong khoảng thời gian này khá cao, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 10 thế giới và số 01 trong ASEAN về sản lượng TĂCN công nghiệp (Thái Lan đứng thứ 2 là 18,6 triệu tấn, Indonesia đứng thứ 3 là 18,3 triệu tấn).
Về vốn và công nghệ sản xuất TĂCN: Hiện nay 100% vốn đầu tư cho ngành công nghiệp TĂCN ở Việt Nam đều do tư nhân. Với tổng công suất 40 triệu tấn TĂCN/năm, các doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy sản xuất TĂCN. Bên cạnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và làm chủ được công nghệ hiện đại, phát triển được hệ thống quản trị tiên tiến ngang tầm với các doanh nghiệp nước ngoài, điển hình như: Dabaco, Greenfeed, Masan, Anova, Hòa Phát, Lái Thiêu, Vina, Austfeed…
Công nghệ và thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi không ngừng được cải tiến và hiện đại hoá. Do thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam phát triển muộn và tăng trưởng nhanh, đầu tư hiệu quả nên phần lớn các dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi được đầu tư đều thuộc thế hệ mới và xuất xứ từ các nước phát triển của Châu Âu, Hoa Kỳ… Theo ALAS, tổng các tiêu chí đánh giá về công nghệ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam đạt mức khá cao với 876/1000 điểm. Trên 80% các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã có chứng chỉ ISO hoặc HACCP, trong đó khu vực FDI đạt 100%.
Về chất lượng và giá thành TĂCN: (1) Về chất lượng TĂCN: Với sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn lớn và sự cạnh tranh rất cao trên thị trường, TĂCN đã được nâng cao về chất lượng, đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn cho vật nuôi. Ngoài vấn đề chất cấm đã được khống chế, tỷ trọng TĂCN có chất lượng đảm bảo chiếm tới trên 85%, chỉ còn khoảng 15% sản lượng TĂCN do các cơ sở nhỏ lẻ, các cơ sở tự phối trộn đang còn tồn tại một số vấn đề về chất lượng và ATTP.
Trong giai đoạn 2008 – 2018, chính phủ đã có chủ trương xã hội hóa về quản lý chất lượng TĂCN, các tổ chức chứng nhận và phòng thử nghiệm đủ điều kiện được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định đã tham gia vào công tác kiểm tra điều kiện, đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm TĂCN, cũng như kiểm tra chất cấm và kháng sinh. Quá đó, chất lượng thức ăn nuôi đã được nâng cao, đồng thời kiểm soát tốt và chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. (2) Về giá TĂCN: Trong giai đoạn 2008 – 2018, giá TĂCN không có biến động nhiều (tăng giá bình quân chỉ 2,4%/năm), và hiện giá đang ở mức trung bình so với khu vực và thế giới mặc dù chúng ta không có nhiều lợi thế so sánh. Để có được điều đó, Chính phủ đã có chính sách cắt giảm thuế VAT đối với nguyên liệu TĂCN nhập khẩu để giảm giá thành sản xuất, ưu đãi về thuế đất cho việc xây mới các nhà máy sản xuất TĂCN.
P.V
- tacn li>
- nhà máy TĂCN li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất