Triển khai 3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi: Cơ hội nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Triển khai 3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi: Cơ hội nâng tầm ngành chăn nuôi Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] –  Ngành chăn nuôi đang gấp rút triển khai 3 đề án quan trọng trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Các đề án hướng đến mục tiêu: giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1-1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3-4 tỷ USD vào năm 2030.

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, các Đề án được phê duyệt là tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam

     

    Chiều 3/5/2024 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai 3 Đề án chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”. 3 đề án ưu tiên bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống, tạo tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam.

     

    Cụ thể, 3 đề án đó là: Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030;  Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030.

     

    Phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, hiện đại, đột phá

     

    Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030” đề ra mục tiêu sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32 triệu tấn vào năm 2030. Đề án đưa ra định hướng công nghiệp hóa sản xuất các loại thức ăn bổ sung trong nước có lợi thế (chế biến vi sinh vật, enzyme, thảo dược, các loại hợp chất thiên nhiên, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, khoáng tự nhiên…) để cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu vào năm 2025 và 30-35% vào năm 2030.

     

    Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm… làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.

     

    Đề án “Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030” với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống vật nuôi đặc sản đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Đề án đưa ra nhiều nhiệm vụ:

     

    • Một là, xây dựng được ngân hàng giống quốc gia, ưu tiên các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ sinh học và quản lý giống theo hình tháp trong sản xuất giống.
    • Hai là, nâng cấp, hiện đại hóa một số trung tâm giống hiện có và tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ trong ngành giống vật nuôi tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất giống vật nuôi.
    • Ba là, đến năm 2030, nước ta có thể chủ động sản xuất được nguồn giống vật nuôi chủ lực cấp bố mẹ và con thương phẩm có năng suất, giảm nhập khẩu các giống vật nuôi chủ lực: đáp ứng tối thiểu 90% nhu cầu giống lợn, 80% nhu cầu giống gà, 100% nhu cầu giống vịt, 70% nhu cầu giống bò thịt.
    • Bốn là, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả gắn với du lịch sinh thái.

     

    “Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030” đặt ra định hướng phát triển các cơ sở giết mổ quy mô tập trung, công nghệ hiện đại gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa; bảo đảm tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.

     

    Về phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi: mục tiêu giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1-1,5 tỷ USD vào năm 2025 và từ 3-4 tỷ USD vào năm 2030.

     

    Thu hút đầu tư quy mô lớn, đồng bộ…

     

    Trên cơ sở các quyết định được phê duyệt, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch chi tiết nhằm triển khai hiệu quả các Đề án.

     

    Đối với “Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030”: Tập trung nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi quy mô công nghiệp có khả năng chọn tạo giống có năng suất cao mang thương hiệu Việt Nam. Tổng điều tra xây dựng bản đồ ngân hàng giống vật nuôi bản địa quốc gia để khai thác và phát triển theo lợi thế, đặc trưng vùng miền. Nâng cao năng lực nuôi giữ giống vật nuôi quốc gia đảm bảo an toàn dịch bệnh (ATDB), an toàn sinh học phục vụ “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 20245”.

     

    Xây dựng và phát triển hệ thống giống bò thịt. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp giống vật nuôi. Nâng cao năng lực kiểm tra năng suất, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ cho mỗi vùng miền của Việt Nam.

     

    Đối với “Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030”: Tập trung khảo sát, đánh giá định kỳ theo năm (năm 2025, 2027, 2029) về điều kiện vệ sinh ATDB, an toàn chất lượng; trình độ năng lực công nghệ về giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

     

    Xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách đặc thù của lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

     

    “Đề án phát triển công nghiệp sản xuất TĂCN đến năm 2030”: Tập trung đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất TĂCN công nghiệp. Phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung. Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp làm TĂCN. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu làm TĂCN.

     

    Xây dựng bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách đặc thù của lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

     

    Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chế biến các sản phẩm chăn nuôi: Thu hút các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi có quy mô lớn với thiết bị chế biến hiện đại, đồng bộ, công nghệ tiên tiến, gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, an toàn dịch bệnh và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến…

     

    Tại hội nghị, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần khai thác tập trung vào mục tiêu và nội dung cốt lõi của 3 đề án. Ví dụ, công nghiệp hóa thức ăn chăn nuôi là cần tập chung vào chương trình công nghiệp hóa sẽ tạo ra nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm thiểu nhập khẩu nguyên liệu. “Bởi vì, công nghiệp hóa thức ăn chăn nuôi thì chúng ta trở thành một nước công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Chúng ta có thể sản xuất được một phần nguyên liệu để cho hỗ trợ ngành công nghiệp này. Công nghiệp hóa sản xuất giống là tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất giống trong nước, tăng cường vai trò của Hiệp hội, quản lý các loại giống chủ đạo…”, TS. Nguyễn Xuân Dương nói.

     

    Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, “Những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đây là nền tảng tốt đẹp, cơ sở quan trọng để định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. Các Đề án phát triển công nghiệp giống, thức ăn, chế biến, khoa học công nghệ được phê duyệt là tiền đề quan trọng để nâng tầm sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam”.

     

    Tuy nhiên, thời gian, nguồn lực còn nhiều hạn chế, do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị khi triển khai các Đề án phải xác định rõ nhiệm vụ, cụ thể hóa nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến đạt được, không chung chung…

     

    Bên cạnh đó, chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương để đạt được mục tiêu đề ra. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của các đề án vào chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan tại các đơn vị thuộc Bộ, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch.

     

    Cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều quyết định quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Đó là:

     

    • Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030.
    • Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030.
    • Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

     

    Thu Hằng

    Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi

     

    Phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi ngang tầm khu vực và thế giới; bảo đảm tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt tương ứng từ 25-30% năm 2025 và từ 40-50% vào năm 2030. Sản lượng trứng chế biến tăng tương ứng gấp 2 lần vào năm 2025 và gấp 3 lần vào năm 2030.

     

    Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Cần tăng cường vai trò của các Hội, Hiệp hội chuyên ngành để cùng làm, nhóm các nhiệm vụ trọng tâm để cùng thực hiện. Nâng cao hiệu quả quản lý cũng như phát triển giống vật nuôi nội địa, ở một số yếu tố đầu vào người chăn nuôi chưa chủ động được và đang lệ thuộc bên ngoài như con giống, thức ăn chăn nuôi… thì có thể liên kết lại, tăng cường thu hút đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

     

    Thu Hằng (ghi)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.