Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, thường xuyên xuất hiện dịch bệnh để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt trên địa bàn cấp tỉnh từ ngày 15/3/2022.

    Phun thuốc tiêu độc, khử trùng trong trang trại (Ảnh: Mavin)

     

    Theo công văn số 1199/BNN-TY ngày 2/3/2022 về việc Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký có nêu rõ:

     

    Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, trong 2 tháng đầu năm 2022, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát tốt (cả nước đã xảy ra 06 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 04 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 23.000 con gia cầm; 481 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 16.000 con lợn; 62 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục tại 04 tỉnh với tổng số 699 con trâu, bò mắc bệnh, 96 con bị chết và tiêu hủy; 01 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng).

     

    Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh nêu trên tiếp tục xảy ra ở phạm vi rộng là rất lớn, vì: (i) Tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn (khoảng 515 triệu con gia cầm, gần 27 triệu con lợn, trên 12 triệu con gia súc ăn cỏ) và có thể tiếp tục gia tăng mạnh sau đợt Tết Nguyên đán vừa qua, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn; (ii) Các loại mầm bệnh lưu hành với tỷ lệ cao, ở phạm vi rộng, trong đó có các loại mầm bệnh tồn tại lâu ngoài môi trường, chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh (như bệnh DTLCP, lây lan nhanh và rộng do các véc tơ truyền bệnh như vi rút gây bệnh VDNC các chủng vi rút mới như Cúm gia cầm H5N8, H5N6); (iii) Nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh vào các dịp lễ hội đầu năm, trong khi giết mổ nhỏ lẻ chiếm đa số; (iv) Thời tiết biến động bất lợi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan; (v) Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thời gian qua bị ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh Covid-19.

     

    Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời để ngăn ngừa bệnh truyền lây cho người, bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp của địa phương tổ chức thực hiện:

     

    1. Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, thường xuyên xuất hiện dịch bệnh để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt trên địa bàn cấp tỉnh từ ngày 15/3/2022.

     

    2. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó tập trung những nội dung sau:

     

    – UBND các tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của địa phương và UBND các cấp triển khai thực hiện; bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; lưu ý kinh phí mua hóa chất tiêu diệt các loại véc tơ truyền bệnh, nhất là véc tơ truyền bệnh Viêm da nổi cục.

     

    – Những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.

     

    – Chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tại khu vực đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn quản lý.

     

    – Cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu tham mưu cho Ban quản lý cửa khẩu tổ chức áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua cửa khẩu.

     

    – Chính quyền cấp xã tổ chức các đội tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu,..; việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ, rửa sạch,…

     

    3. Tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y, các Chương trình, Kế hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, chỉ đạo; đặc biệt trú trọng công tác rà soát, tiêm phòng cho đàn vật nuôi, chủ động giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát hiện, ở phạm vi hẹp; báo cáo dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

     

    4. Khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ; mới đây nhất là văn bản số 409-BC/ĐĐQH15 ngày 07/12/2021 của Đảng đoàn Quốc hội gửi Bộ Chính trị,

     

    Ban Bí thư về duy trì, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

     

    Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện./

     

    Tâm An

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.