Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nước này có thể thiếu hụt khoảng 130 triệu tấn ngũ cốc vào cuối năm 2025. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung là kết quả của quá trình đô thị hóa tăng nhanh và lực lượng lao động nông thôn già đi.
Theo Báo cáo phát triển nông thôn Trung Quốc 2020 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nước này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khoảng 130 triệu tấn ngũ cốc vào cuối năm 2025. Trong đó, nguồn cung nội địa của Trung Quốc đối với 3 loại ngũ cốc chủ yếu gồm lúa mỳ, gạo và ngô, dự kiến giảm 25 triệu tấn.
Nguy cơ này cho thấy đất nước đông dân nhất thế giới sẽ ngày càng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm nhập khẩu trong tương lai.
Dự báo được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực ở Trung Quốc ngày càng tăng. Trước đó, các báo cáo về tình trạng thiếu ngũ cốc và lời kêu gọi giảm lãng phí lương thực thực phẩm của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng châm ngòi cho vấn đề này.
Báo cáo nhấn mạnh dù Trung Quốc đã thiết lập hệ thống an ninh lương thực quốc gia và nguồn cung tổng thể ở thời điểm hiện tại tạm đủ, “vẫn có những vấn đề về mất cân bằng cơ cấu cung – cầu”.
Theo nhà phân tích hàng hóa Darin Friedrichs tại công ty StoneX, trụ sở Thượng Hải, một trong những mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Trung Quốc là khả năng nuôi 1,4 tỷ dân, điều vốn dựa vào nguồn cung lương thực sản xuất trong nước và nhập khẩu.
“Tuy nhiên, chưa có điều gì cho thấy kho dự trữ lương thực Trung Quốc đang bị thiếu. Sản lượng ngũ cốc thu hoạch được trong mùa hè năm nay đạt 142,8 triệu tấn, tăng 1,21 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Friedrichs cho hay.
Chưa có dấu hiệu nào về tình trạng thiếu hụt nguồn cung lúa mỳ và gạo nhưng đã xuất hiện một số bằng chứng cho thấy nguồn cung ngô đang bị thiếu.
Theo báo cáo riêng từ Ủy ban Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, đất nước tỷ dân ước tính sẽ thiếu khoảng 16,68 triệu tấn ngô trong giai đoạn 10/2020 – 9/2021, tăng 13,98 triệu tấn so với mức dự báo hồi tháng 7.
Sự thiếu hụt khiến giá ngô tăng vọt, buộc nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng lúa mỳ. Điều này lại khiến giá lúa mỳ trong nước tăng cao, gây thêm lo ngại về an ninh lương thực.
Ông Darin Friedrichs cho biết kho dự trữ lúa mỳ quốc gia của Trung Quốc mua 42,9 triệu tấn từ nông dân trong năm nay, giảm 9,4 triệu tấn so với năm ngoái.
“Tốc độ mua dự trữ chậm hơn là do nông dân chần chừ chưa muốn bán”, chuyên gia của StoneX nhận định. “Nhiều người muốn găm lại chờ giá tăng khi thấy giá ngô thời gian qua đi lên, trong khi nhiều người khác lo ngại về đại dịch Covid-19 nên muốn trữ lại hàng hóa”.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đề xuất Trung Quốc nên cải thiện “chính sách thu mua và dự trữ ngũ cốc” để đảm bảo an ninh nguồn cung cấp lương thực.
Theo viện này, sự thiếu hụt nguồn cung nội địa của Trung Quốc là do lực lượng lao động nông thôn bị thu hẹp, bởi người dân chuyển từ nông thôn lên thành phố. Dự kiến, khoảng 80 triệu cư dân nông thôn chuyển đến các khu vực thành thị trong vòng 5 năm tới.
Một vấn đề khác cũng đáng lo ngại không kém là lực lượng lao động nông thôn Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Ước tính đến năm 2025, cứ 4 người ở nông thôn thì sẽ có 1 người trên 60 tuổi.
Thêm vào đó, nông dân Trung Quốc đang ngày càng không mặn mà với việc trồng trọt lương thực.
Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc bắt đầu tăng, ngay cả khi số liệu từ chính phủ cho thấy thu hoạch trong nước bội thu. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 74,51 triệu tấn ngũ cốc trong 7 tháng đầu năm 2020, tăng 22,7% so với năm ngoái.
Báo cáo không đề cập đến các cam kết thu mua nông sản của Trung Quốc theo thỏa thuận thương mại giai đoạn I với Mỹ. Tuy nhiên, kết luận của báo cáo đã lý giải cho việc Trung Quốc liên tục mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong những tháng gần đây.
Theo Đỗ Hiền/SCMP/ndh.vn
- Trung Quốc li>
- ngũ cốc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất