[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đưa Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp TĂCN đạt tốc độ phát triển nhanh trong khu vực. Tuy nhiên, thị trường TĂCN Việt Nam đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó việc tự chủ nguồn nguyên liệu là giải pháp đặt ra cho ngành TĂCN hiện nay hướng tới phát triển bền vững.
Tìm ra giải pháp để tự chủ được nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang là vấn đề nan giải
Không tự chủ được về thức ăn, ngành chăn nuôi khó phát triển bền vững
Khoảng 75% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta đến từ thị trường nước ngoài. Trải qua chu kỳ “siêu tăng giá” hàng hóa sau đại dịch Covid-19, mất mùa ở các nước sản xuất lớn và căng thẳng chính trị Nga-Ukraine khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ngành chăn nuôi càng bộc lộ rõ điểm yếu do phải phụ thuộc nguồn cung nhập khẩu.
Mặc dù đã hạ nhiệt hơn so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái nhưng giá nông sản vẫn đang ở mức cao so với trung bình trong 1 thập kỷ qua. Hoạt động sản xuất của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp vẫn phải duy trì đặt ra nhu cầu cấp thiết về vấn đề nguồn cung và chi phí nguyên liệu.
Tuy nhiên, việc chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn còn là bài toán dài hạn đối với không chỉ nông dân, doanh nghiệp mà còn là các nhà hoạch định chính sách. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng và diện tích ngô trong nước đã giảm dần kể từ năm 2015 do giá ngô nhập khẩu rẻ hơn. Nông dân đã chuyển sang các loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn như: trái cây, cà-phê và hạt tiêu.
Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập khẩu ngô, đậu tương để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng lại bán hết sắn sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, mặt hàng cám gạo hiện cũng chưa có nghiên cứu bài bản, chuyên sâu nào về việc ứng dụng sản phẩm này làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi…
Giải pháp ngắn hạn
Đứng trước thực trạng nêu trên, việc chủ động nguồn cung nguyên liệu rõ ràng sẽ là giải pháp phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi nhưng đây vẫn đang là định hướng trong dài hạn. Thay vào đó, việc tìm kiếm nguyên liệu và nguồn cung thay thế giá rẻ sẽ là giải pháp ngắn hạn và là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi của ngành sau những khó khăn liên tiếp trong vài năm qua.
Ngoài gạo tấm trong nước, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 250 nghìn tấn gạo tấm từ Ấn Độ vào năm 2022 để thay thế ngô và lúa mì làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, do lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm của Chính phủ Ấn Độ từ ngày 9/9/2022, con số trên đã giảm một nửa so năm 2021. Một loại nguyên liệu khác cũng được dùng để thay thế là sắn với khối lượng nhập khẩu năm 2022 tăng gấp 3 lần so năm 2021.
Nguồn nguyên liệu trong thức ăn chăn nuôi
Do giá ngô tăng cao và nguồn cung từ Đông Âu bị gián đoạn, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tìm đến các nước xuất khẩu khác như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Nam Phi. Tỷ trọng ngô đến từ Nam Mỹ cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2021 do chi phí logistic cao hơn và nguồn cung hạn chế sau đợt hạn hán.
Tăng trưởng nhập khẩu ngô Pakistan được thúc đẩy từ năm 2021 bởi giá thành cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp lớn khác, giá cập cảng trung bình thấp hơn gần 30-50 USD/tấn so với Mỹ, Argentina. Trong khi đó, thông thường giá ngô của Ấn Độ không cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil giảm mạnh bởi hạn hán năm 2021 và tình trạng thiếu container sau Covid-19 đã khiến ngô Ấn Độ trở thành một lựa chọn thay thế hợp lý.
“Đa dạng hóa các nguồn cung cấp từ Ấn Độ, Pakistan và các loại nguyên liệu thay thế như: sắn, tấm,.. giúp các doanh nghiệp Việt Nam bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ các nhà cung cấp truyền thống như: Argentina và Brazil, đồng thời khai thác tiềm năng lợi thế địa lý với chi phí vận chuyển thấp hơn trong bối cảnh vẫn chưa tự chủ được nguồn cung”
Giải pháp giảm tiêu tốn thức ăn và cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong chăn nuôi bằng sản phẩm men tiêu hóa cao cấp ”
Trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt chi phí thức ăn ngày càng tăng, giá gia súc, gia cầm đang trên đà biến động do đó người chăn nuôi cần phải biết cách giảm chí phí thức ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trọng của cả đàn ổn định. Vì vây, khi cho ăn chúng ta có thể trộn chế phẩm sinh học “men tiêu hóa cao cấp” đến từ Công ty thuốc thú y Á Châu. Khi ủ thức ăn với men tiêu hóa gia súc, gia cầm sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tiêu hóa tốt, thức ăn có mùi thơm đặc trưng kích thích heo ăn nhiều, mau lớn, tăng chất lượng thịt.
“Sản phẩm men tiêu hóa cao cấp của thuốc thú y Á Châu – giải pháp tự chủ bền vững nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi “
Men tiêu hóa là một chế phẩm vi sinh vật có lợi, được sử dụng để ủ các loại thức ăn cho heo như bột bắp (ngô), bột khoai, cám gạo, bã sắn, bã đậu… không qua khâu chế biến (đun nấu). Việc sử dụng Men tiêu hóa trong mô hình chăn nuôi giúp giảm chi phí về thức ăn, giảm mùi thối của phân khi thải ra môi trường và đồng thời tăng cường hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cùng với nền nông nghiệp hữu cơ.
Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dài hạn
Do phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ngành sản xuất TĂCN trong nước dễ rơi vào thế bị động và chịu tác động rất lớn từ những biến động trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính tại những quốc gia xuất khẩu lớn sụt giảm, làm giá thành đầu vào sản xuất TĂCN tăng theo.
Bên cạnh các giải pháp mang tính ngắn hạn các doanh nghiệp cũng cần tích cực đẩy mạnh việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước để đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguyên liệu truyền thống và giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Về lâu dài để hướng tới phát triển bền vững Việt Nam cần hướng tới thúc đẩy tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất TĂCN với việc tập trung vào các giải pháp như:
Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để tiến tới phát triển bền vững
Một là, hoàn thiện đất đai theo định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây TĂCN. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.
Hai là, tăng cường sản xuất TĂCN trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ làm TĂCN; sử dụng thức ăn bổ sung bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như: Bột cá, bã bia, rơm rạ…; Phát triển các sản phẩm thức ăn hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn sinh học.
Ba là, các doanh nghiệp sản xuất TĂCN đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất sử dụng làm nguyên liệu TĂCN, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thực hiện chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và quản lý giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất TĂCN, tiết kiệm thời gian.
Bốn là, rà soát, điều chỉnh mạng lưới cơ sở sản xuất TĂCN công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. Hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất TĂCN công nghiệp ở các khu vực đã có nhiều nhà máy sản xuất TĂCN.
Năm là, khuyến khích đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và TĂCN.
Achaupharm
CÔNG TY THUỐC THÚ Y Á CHÂU
Địa chỉ: 130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84).292.3913347
*Fax: (+84).292.3913349
Hotline: 1900 986 834
* Email: [email protected]
Website: https://apc-health.vn/
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất