Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới

    Từ những vạt đồi hoang hóa ở A Pa Chải, ông Sừng Sừng Khai đã phát triển đàn bò chỉ với 10 con để trở thành tỷ phú nơi ngã ba biên giới.

    Ông Sừng Sừng Khai chăm sóc đàn bò hơn 100 con của gia đình.

     

    Cán bộ trở về…

     

    Xuất ngũ từ năm 1987, sau một thời gian tham gia bảo vệ biên giới trở về địa phương, ông Sừng Sừng Khai đã tiếp tục phát huy phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ. Ông luôn nỗ lực, cống hiến hết mình cho công việc xã hội, phục vụ nhân dân. Cùng với đó là bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương và chia sẻ giúp đỡ nhân dân kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi.

     

    Sinh ra và lớn lên ở bản A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), thời trai trẻ quân nhân Sừng Sừng Khai luôn là chiến sỹ dũng cảm, cùng đồng đội giữ gìn biên giới, bảo vệ quê hương nơi tuyến đầu cực Tây Bắc của Tổ quốc.

     

    Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Sừng Sừng Khai tiếp tục được nhân dân tin tưởng, bầu giữ nhiều chức vụ trong bộ máy chính quyền xã như: Trưởng Công an xã, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu từ những năm 2000, rồi luân chuyển giữ chức Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Leng Su Sìn. Đến nay ông đã nghỉ hưu trở về quê hương phát triển kinh tế gia đình.

     

    Không chỉ là người cán bộ, lãnh đạo tận tụy, gương mẫu, ông còn được biết đến là người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đi đầu trong phong trào trào phát triển kinh tế ở địa phương. Thành quả là mô hình trang trại chăn nuôi bò sau hơn 10 năm chính tay ông gây dựng, đến nay cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

     

    Ông Sừng Sừng Khai chia sẻ: “Trước đây, vùng đồi núi ở bản A Pa Chải còn hoang vu lắm, đất đai bạt ngàn nhưng bỏ không, người dân thì chủ yếu chăn nuôi, canh tác tự cung tự cấp nên mãi vẫn cứ nghèo đói”.

     

    Nhận thấy lợi vùng đồi núi thấp thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, từ năm 2001, ông Khai đã gom góp chút tiền lương hàng chục năm công tác cộng với vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Nhé để đầu tư mua 10 con bò giống về chăn thả. Với sự cần cù chịu khó, tỷ mỷ trong khâu chăm sóc và lợi thế nguồn thức ăn nên đàn bò của ông cứ vậy phát triển lên vài chục con rồi hàng trăm con như hiện nay.

    Nhờ thường xuyên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi nên đàn bò nhà ông Khai luôn phát triển tốt.

     

    “Vua bò” nơi cực Tây Bắc…

     

    Theo ông Sừng Sừng Khai, để phát triển được đàn bò như hiện nay, khâu chăm sóc, phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. “Chỉ cần sơ sẩy không tiêm phòng đúng dịp là trở tay không kịp. Chính vì vậy, tôi luôn chủ động tìm tòi, học hỏi kỹ thuật phòng bệnh. Có những lúc phải nhờ bộ thú y xã đến tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng định kỳ. Vì vậy đàn bò của gia đình tôi luôn sinh sản, phát triển ổn định”, ông Khai nói.

     

    Hiện tổng đàn bò ở trang trại gia đình ông Sừng Sừng Khai có 120 con. Bình quân mỗi năm đàn bò sinh sản thêm được 40 con bê. Mỗi năm ông xuất bán khoảng 10 con bò thịt, trừ chi phí, nhân công chăm sóc ông thu lợi từ 50-60 triệu đồng.

     

    Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, dù trên cương vị lãnh đạo chính quyền địa phương, hay hội viên cựu chiến binh, ông Khai cũng luôn tích cực đi đầu. Ông tham gia các phong trào hội cựu chiến binh và định hướng, giúp đỡ, vận động các hội viên cũng như người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó đã giúp bà con trong bản, trong xã từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

     

    Ở 2 xã Leng Su Sìn (nơi ông từng công tác) và Sín Thầu đang đã có hơn chục hộ dân được ông hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi. Đến nay, những hộ này cũng đã xây dựng được mô hình trang trại cho thu nhập ổn định, từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên chính quê hương mình.

     

    Thanh Tùng

    Nguồn: Báo Giáo dục Thời Đại

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.