[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đến nay, đã có thêm sản phẩm vắc xin AVAC ASF LIVE đang được khảo nghiệm tại các trang trại và đáp ứng miễn dịch tốt. Dự kiến đến tháng 3/2023, Bộ NN&PTNT sẽ công bố việc thương mại và sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc…
Vừa qua, ngày 31/01/2023, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến có buổi làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi và các doanh nghiệp có trang trại chăn nuôi quy mô lớn đang tiến hành sử dụng các vắc xin này để tiêm khảo nghiệm trên đàn lợn.
Tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Vĩnh Phúc
TỶ LỆ MIỄN DỊCH ĐẠT GẦN 94%, GIÁ THÀNH RẺ
Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần AVAC Việt Nam, cho biết vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE do Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã được cấp phép lưu hành vào ngày 08/7/2022 và đưa vào sử dụng có giám sát tại các trang trại chăn nuôi lợn.
Đến nay, Công ty đã triển khai sản xuất 10 lô vắc xin AVAC ASF LIVE, trong đó có 4 lô đã đạt kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung ương 1, đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, hiệu quả và hiệu lực.
Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, AVAC phối hợp tiêm từ số thuốc này theo hai diện: 1.819 liều cho 13 trang trại chăn nuôi nông hộ ở Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Đồng Tháp, An Giang và 600.544 liều cho 545 trang trại nội bộ của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.
“Nhờ sản xuất trên công nghệ tế bào dòng DMAC do Công ty AVAC tự phát triển, chi phí sản xuất vắc xin AVAC ASF LIVE được dự báo có thể rẻ hơn và sản lượng lên trên quy mô lớn (khoảng vài triệu liều mỗi tháng)”, ông Điệp khẳng định.
Ông Đoàn Anh Tuấn, Trung tâm Chẩn đoán kiểm nghiệm, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, cho biết được sự cho phép của Cục Thú y, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã sử dụng vắc xinAVAC ASF LIVE tiêm ở quy mô lớn. Trước khi tiêm ở quy mô lớn, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tiến hành đánh giá ở quy mô nhỏ ở trại thí nghiệm 650 con lợn thịt ở một số cơ sở chăn nuôi gia công.
Đến nay Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã tiêm cho 600.544 con lợn tại 545 trang trại gia công cho công ty. Đơn vị đã lấy 5.958 mẫu kiểm tra, kết quả cho thấy 93,34% mẫu đáp ứng khả năng miễn dịch. Kết quả cho thấy, lợn không có phản ứng phụ sau tiêm phòng vắc xin, tất cả lợn đều có sức khỏe bình thường.
Công ty C.P Việt Nam đề nghị nhà sản xuất vắc xin cần có thêm các nghiên cứu, đánh giá như việc phân biệt chủng virus vắc xin và thực địa phức tạp nên cần có phương pháp đơn giản và độ chính xác cao. Cần đánh giá có sự xuất hiện của các biến chủng của virus vắc xin sau khi tiêm hay không? Ảnh hưởng của virus vắc xin cho lợn nái, lợn thịt không tiêm vắc xin nếu nhiễm chủng virus vắc xin như thế nào?
CHUẨN BỊ BÁO CÁO KỸ THUẬT TRƯỚC KHI CÔNG BỐ THƯƠNG MẠI TRÊN TOÀN QUỐC
Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y nhận định: Trong điều kiện lý tưởng, vắc xin khảo nghiệm cho thấy đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, hiện sản phẩm của AVAC còn nguy cơ rủi ro do mới kiểm nghiệm được 4/10 lô vắc xin sản xuất từ tháng 6 – 11/2022. Cục Thú y sẽ tiếp tục kiểm nghiệm, giám sát chất lượng và sử dụng vacxin AVAC ASF LIVE.
Ông Long đề nghị Công ty cổ phần AVAC Việt Nam và Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cần tăng tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra để có những đánh giá chính xác hơn, cần có những đánh giá kỹ hơn về dịch tễ, lịch sử cơ sở chăn nuôi, nguy cơ mầm bệnh… Bởi đây sẽ là điều kiện quan trọng để tiêm phòng thành công khi triển khai trên diện rộng.
Cục Thú y đề nghị AVAC có thêm báo cáo về độ ổn định của sản phẩm. Đồng thời, công ty có thể sử dụng mẫu gộp khi sử dụng kit test, để giảm chi phí xét nghiệm và tăng tần suất lấy mẫu.
“Vắc xin AVAC ASF LIVE do Công ty AVAC sản xuất là vắc xin nhược độc đông khô. Virus vắc xin được nhược độc hóa bằng phương pháp cắt bỏ gen độc và nuôi trên môi trường trên tế bào dòng DMAC. Loại vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho lợn thịt từ 8 – 10 tuần tuổi trở lên, và không sử dụng cho lợn sinh sản (hậu bị, nái và đực giống). Từ ngày thứ 14, lợn được tiêm vắc xin sẽ xuất hiện kháng thể. Thời gian bảo hộ kéo dài khoảng 4 tháng”, ông Long thông tin.
Sau khi nghe các đại biểu báo cáo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng sau gần 4 tháng lợn được tiêm vắc xin khảo nghiệm trên diện hẹp vẫn đáp ứng miễn dịch và chưa xảy ra sự cố nào. Đây là cơ sở để công bố vacine, đồng thời hướng đến việc tiêm phòng trên diện rộng cho đàn vật nuôi trong thời gian tới.
Việc Công ty AVAC thông tin sản xuất vắc xin trên công nghệ tế bào dòng DMAC giúp chi phí sản xuất vắc xin đạt giá thành rẻ hơn và sản lên trên quy mô lớn được Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặc biệt quan tâm bởi tại Việt Nam, nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nếu giá thành vắc xin không phù hợp, hoặc không thuận tiện sử dụng, người dân sẽ khó tiếp cận.
Đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp giữa AVAC và C.P, Thứ trưởng lưu ý thêm rằng mô hình chăn nuôi của C.P khó đạt được trong thực tế nông hộ. Vì vậy, cần có thêm kết quả phân tích về yếu tố dịch tễ của từng trại. Ngoài việc đưa vắc xin vào tiêm cho những hệ thống chăn nuôi lớn như C.P, đề nghị AVAC cần có chính sách tăng cường khảo nghiệm tại những trang trại gia công, nhỏ lẻ trên cả nước.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo các đơn vị gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối để công bố vắc xin Dịch tả lợn châu Phi do Công ty TNHH AVAC Việt Nam sản xuất, trong tháng 2/2023.
Để chuẩn bị, Thứ trưởng yêu cầu Cục Thú y phối hợp đơn vị sản xuất giám sát chặt chẽ 4 nhóm vấn đề: Các biến chủng của virus Dịch tả lợn châu Phi; nguồn giống sản xuất vắc xin; môi trường nuôi virus vắc xin trên tế bào DMAC do AVAC phát triển; quy trình, dây chuyền, thiết bị sản xuất vắc xin. Đây là cơ sở để tạo ra loại vắc xin ổn định, đáp ứng miễn dịch và vô trùng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu cả 2 công ty Navetco và AVAC có những báo cáo kỹ thuật chi tiết về quá trình triển khai tiêm vắc xin 600.000 liều vắc xin AVAC ASF LIVE để Bộ có những đánh giá chính xác về loại vắc xin này trước khi công bố được sử dụng trên diện rộng.
Vượt qua hơn 4.000 công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh dịch tả lợn châu Phi và phát triển vắc xin, với sự phối hợp của các nhà khoa học Hoa Kỳ, năm 2022, Việt Nam là nước đầu tiên đã nghiên cứu, sản xuất thành công hai sản phẩm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Vào tháng 6/2022, Bộ NN&PTNTcông bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên thương mại là NAVET-ASFVAC) do Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương (Navetco) sản xuất.
Từ ngày 3/6/2022 đã triển khai tiêm khảo nghiệm cho chăn nuôi nông hộ trên diện hẹp tại một số tỉnh, với 600.000 liều. Nay có thêm vắc xin AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam cũng đang được khảo nghiệm trong chăn nuôi lợn, đã mở ra triển vọng mới cho ngành sản xuất vắc xin thú y của Việt Nam, đưa chăn nuôi phát triển bền vững.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Dự kiến sẽ công bố thương mại vắc xin
“Trong những ngày tới, Bộ NN&PTNTsẽ đánh giá việc sử dụng 1,2 triệu liều vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi của hai công ty trên và quyết định đưa vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Với tiến độ triển khai và kết quả tiêm vắc xin thực địa đến thời điểm hiện nay, dự kiến trong tháng 2/2023 sẽ công bố việc thương mại và sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc”.
Theo Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, AVAC ASF LIVE là vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi nhược độc, đông khô. Thành phần mỗi liều vắc xin chứa tối thiểu 103,5 HAD50 vi rút dịch tả lợn châu Phi nhược độc chủng MGF và chất bổ trợ đông khô.
Đây là vắc xin được dùng để phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi cho lợn thịt khoẻ mạnh từ 4 tuần tuổi trở lên. Sau khi tiêm phòng 4 tuần, lợn có miễn dịch phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thời gian miễn dịch kéo dài ít nhất 4 tháng.
Đường dùng là dành cho tiêm bắp. Liệu trình đó là tiêm 1 liều vắc xin cho lợn thịt từ 8 – 10 tuần tuổi trở lên. Nơi có nguy cơ dịch bệnh cao, có thể tiêm cho lợn thịt đã đủ 4 tuần tuổi.
Vắc xin này chỉ sử dụng cho lợn thịt khoẻ mạnh; không tiêm vắc xin cho lợn hậu bị, lợn nái và đực giống. Vắc xin đã pha phải sử dụng ngay trong vòng 2 giờ. Dụng cụ dùng để pha và tiêm vắc xin phải sạch, vô trùng và không dính các chất tẩy rửa hoặc sát trùng. Không dùng lọ vắc xin đã bị rạn nứt, biến màu hoặc hết hạn sử dụng.
Quy cách: Lọ 5 liều, 10 liều, 20 liều, 25 liều, 50 liều và 100 liều (kèm theo dung dịch pha tương ứng).
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Vắc xin dịch tả lợn châu phi đã được thương mại hoá hay chưa
Ở Bình Dương, các cửa hàng bán thuốc thú y đã được bán vắc xin dịch tả lợn châu phi hay chưa?